Tiêu chuẩn - ĐL-CL -0001-11-30 07:06:30

Theo dự tính, Bộ KH&CN và Bộ GTVT sẽ xây dựng khoảng 300 tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến việc kiểm soát chất lượng xe ô tô nhập khẩu.

 “Siết” quy định về chất lượng ô tô nhập khẩu

Từ ngày 1/3, Thông tư 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe. Cụ thể, sẽ kiểm tra tính thống nhất của nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra. Về thực tế, sẽ thực hiện kiểm tra đối với xe được đăng ký lưu hành tại các quốc gia thuộc EU, G7, quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam.

Đối với ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật.

Thực tế sẽ kiểm tra tình trạng số khung, số động cơ của từng xe trong lô xe nhập khẩu theo hồ sơ đăng ký kiểm tra; kiểm tra tính đồng nhất của các xe thực tế cùng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu; lấy ngẫu nhiên mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu để đối chiếu các thông số kỹ thuật của xe thực tế với nội dung hồ sơ đăng ký kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, phát hiện ô tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài với xe đã thay đổi. Khối lượng xe trong trường hợp này không được lớn hơn giá trị nêu trong tài liệu.

Trường hợp ô tô nhập khẩu bị hư hại trong quá trình vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu được phép khắc phục một số hạng mục như: Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng có lớp sơn bị trầy xước; ắc quy không hoạt động. Đối với trường hợp ô tô có dấu hiệu bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung hoặc số VIN (trong trường hợp không có số khung), số động cơ thì cơ quan kiểm tra tiến hành trưng cầu giám định tại cơ quan giám định chuyên ngành để làm căn cứ cho việc cấp chứng chỉ chất lượng.

Trong quá trình kiểm tra, chứng nhận nếu phát hiện ô tô nhập khẩu thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì cơ quan kiểm tra ghi nhận bằng chứng xe thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu đối với chiếc xe đó, đồng thời cấp thông báo xe cơ giới thuộc danh mục cấm nhập khẩu theo quy định. Việc kiểm tra, phân loại và lấy mẫu đại diện của lô xe đối với các xe khác được tiếp tục thực hiện theo quy định.

Bên cạnh đó, việc triệu hồi ô tô không chỉ áp dụng theo công bố của nhà sản xuất, ô tô còn được triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra. Việc yêu cầu triệu hồi này thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.

Các ô tô nhập khẩu có thời điểm mở tờ khai nhập khẩu hoặc về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam trước 1/1/2018 thì được kiểm tra, cấp chứng chỉ chất lượng xe cơ giới nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 31/2017/TT-BGTVT và Thông tư 55/2014/TT-BGTVT. Việc kiểm tra chất lượng ô tô nhập khẩu đối với ô tô nhập khẩu về Việt Nam từ ngày 1/1/2018 đến thời điểm có hiệu lực của Thông tư này (1/3/2018) được thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 116/2017/NĐ-CP và theo hai Thông tư trên.

300 tiêu chuẩn, quy chuẩn sẽ được ban hành?

Tháng 6/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã giao cho Bộ KH&CN phối hợp với Bộ GTVT nghiên cứu, xây dựng các hàng rào kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế để quản lý chất lượng đối với xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu, không để xe có chất lượng kém nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo thông tin từ Bộ KH&CN, Bộ hiện đã xây dựng hoàn thiện 139 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về thuật ngữ và định nghĩa, 09 TCVN về phân loại và 12 TCVN về yêu cầu an toàn, phương pháp thử, 105 TCVN về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử...Toàn bộ 265 TCVN trên được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn quốc tế ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế), UNECE (Uỷ ban Kinh tế châu Âu của Liên Hiệp Quốc) và hiện đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng.

Thời gian qua, Bộ KH&CN cũng đã cùng với các bộ ngành liên quan tổ chức thẩm định dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) và Bộ GTVT đã ban hành 15 QCVN liên quan đến ô tô, phụ tùng, khí thải ô tô. Bộ KH&CN khẳng định, hệ thống TCVN, QCVN hiện hành đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực ô tô nói chung và xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu nói riêng, đồng thời phù hợp thông lệ quốc tế.

Dự kiến, tới tháng 6/2018 Bộ GTVT sẽ ký thoả thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) trong lĩnh vực ô tô ASEAN nhằm cam kết về hài hoà tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực ô tô.Để phục vụ việc ký kết, Bộ KH&CN cùng các bên liên quan sẽ thực hiện xây dựng 20 TCVN về ô tô theo tiêu chuẩn ISO và UNECE. Bộ KH&CN khẳng định với Chính phủ và người dân là đang trong quá trình tiếp tục lấy ý kiến, xây dựng, hoàn thiện các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về ô tô làm hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời đảm bảo hội nhập với các cam kết quốc tế.

Như vậy, việc xây dựng TBT đối với ô tô nhập khẩu, liên bộ KH&CN, Bộ GTVT đã xây dựng và đang hoàn thiện trong thời gian sắp tới tổng cộng là khoảng 300 tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tuy nhiên, để các tiêu chuẩn, quy chuẩn này thực sự phát huy hiệu quả, thuận lợi và không tạo "chính sách" bảo hộ, dung dưỡng cho các doanh nghiệp nội địa rất cần sự tham gia, góp ý của các bộ, ngành và chuyên gia."

Theo vietq.vn

Tin khác

Công văn số 1151/SKHCN-QLTĐC về việc tăng cường công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu (15/09/2023)

Lộ trình triển khai chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đến năm 2030 (26/04/2023)

Chuyển đổi số ngành TCĐLCL: Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số mọi lúc, mọi nơi (23/04/2023)

Góp ý quy định đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (23/04/2023)

Kỉ niệm ngày Đo lường thế giới: Đo lường hỗ trợ hệ thống lương thực toàn cầu (23/04/2023)

Năng suất chất lượng sẽ thay đổi cuộc đời mỗi con người (20/04/2023)

Hỗ trợ mục tiêu năng lượng sạch và phát triển công nghiệp Việt Nam qua tiêu chuẩn (20/04/2023)

Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn, triển khai chương trình so sánh liên phòng đối với tổ chức hiệu chuẩn chuẩn đo lường (18/04/2023)

Tổng cục TCĐLCL tập huấn về quản lý tinh gọn Lean, góp phần nâng cao năng suất công việc (16/04/2023)

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tiêu chuẩn hóa (14/04/2023)

Năng suất cần trở thành một phong cách sống (12/04/2023)

Nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trong bối cảnh hội nhập (09/04/2023)

Vì sao cần ban hành Thông tư quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường? (05/10/2022)

Tổ chức tập huấn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Hải Dương. (10/08/2022)

Nâng cao kỹ năng duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan hàng chính nhà nước tỉnh Hải Dương (06/06/2022)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.