Lĩnh vực Y tế 2014-08-05 08:16:45

Gần đây, vụ việc các tiểu thương xã Đ.L, tỉnh Bắc Ninh kinh doanh rượu pha chế bằng cồn công nghiệp, được đựng trong những chiếc săm ôtô đã gây hoang mang dư luận. Một lần nữa mối lo ngại về tác hại của loại rượu này lại được nhân lên.

Tử vong vì rượu pha bằng cồn công nghiệp
Thời gian qua người tiêu dùng đã tỏ ra vô cùng lo ngại về chất lượng rượu được đựng trong những chiếc săm ô tô cùng tình trạng chế biến rượu không khói, pha bằng nước lã, cồn cùng các chất phụ gia khác được một số báo đề cập.
Trao đổi với Chất lượng Việt Nam về vấn đề này, TS  Nguyễn Duy Thịnh nguyên cán bộ khoa Công nghệ thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội),  cho biết: “Các loại rượu lậu được sản xuất thủ công như vậy hầu hết đều sử dụng cồn công nghiệp để pha chế. Đây là một loại chất rất độc, nhẹ thì gây mù mắt, nặng có thể gây tử vọng”.
Theo ông Thịnh, cồn chính là một trong các nguyên liệu chính làm nên rượu. Các công ty sản xuất rượu uy tín đều sử dụng cồn để pha chế rượu nhưng đó là loại cồn thực phẩm.Loại cồn này được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và số lượng, được gán tem, đóng nhãn đàng hoàng nên chuyện các tiểu thương chế rượu bằng cồn thực phẩm là điều không thể.
Ông Thịnh cho hay, cồn công nghiệp là một hoạt chất được sản xuất bằng cách chưng cất khô sản phẩm gỗ. Quá trình này sinh ra nhiều methanol (CH3OH) và Andehit.Các chất này hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa và đi thẳng vào máu, tác dụng trực tiếp lên hệ thần kinh và mắt. Chúng phá hủy các tế bào não. Một người khỏe mạnh, nếu khoảng 1 lít, có thể tự vong ngay tại chỗ. Việc tử vong do methanol diễn ra nhanh và khó chữa trị. Nguyên nhân một phần là do các triệu chứng ngộ độc do methanol rất giống với say rượu. Bệnh nhân thường không nghĩ là mình ngộ độc mà chỉ nghĩ là say rượu. Đến khi hiểu ra thì đã quá muộn. Khi độc tính phát tác, nhẹ thì có thể làm hủy hoại mắt và các cơ quan lục phụ ngũ tạng, nặng có thể gây tử vong tại chỗ. 
Trên thực tế, cồn công nghiệp không phải là chất dùng để chế biến thực phẩm. Chúng được sử dụng như một loại nhiên liệu khí đốt hoặc dùng làm nguyên liệu để để chế biến xăng, dầu sinh học, các chất tẩy rửa, chống ẩm, chống đông lạnh…
Cồn công nghiệp có nồng độ từ 96 đến 98%. Người ta thường pharượu bằng cách chế cồn công nghiệp với nước lã theo tỷ lệ 1:2 để thu được loại rượu có nồng độ 33%. Sau đó họ cho thêm đường hóa học, hương liệu công nghiệp và các chất phụ gia. Từ đó, những người sản xuất rượu có thể hô biến cồn công nhiệp thành đủ các lợi rượu nếp, vang, hoa quả… Trong hàng loạt các chất phụ gia cho vào rượu,  đáng lưu ý nhất là các loại chất tạo màu công nghiệp (thuốc nhuộm) có thể gây ung thư. Ngoài ra, các chất phụ gia khác không được kiểm định về chất lượng cũng có thể là các chất có hại. Bên cạnh đó, nước lã để chế rượu có thể là nước giếng khoan ở những vùng đất nhiễm kim loại nặng. Các kim loại này không bị phân hủy trong cồn mà tích tụ lại trong cơ thể, gây tác hại lâu dài.
Uống rượu đựng trong săm ôtô và nguy cơ nhiễm độc kép
TS. Nguyễn Duy Thịnh cho biết, săm ôtô thường được làm bằng cao su (Polyme), các chất phụ gia khác như: thạch cao, lưu huỳnh. Bản thân rượu lại là một dung môi rất tốt nên khi tiếp xúc với cao su, nó có khả năng hòa tan tất cả các chất trong cao su, tạo thành một lượng độc tố cực mạnh. Ethanol, methanol, andehit cùng các chất độc khác có sẵn trong rượu sẽ phát huy tác dụng gấp 2-3 lần bình thường.Lúc này, người uống không chỉ bị nhiễm độc bởi rượu mà còn nhiễm độc bởi cao su, lưu huỳnh và thạch cao tạo ra hiệu ứng ngộ độc kép. 
Rượu pha bằng cồn công nghiệp rất dễ cháy nên việc sử dụng săm ô tô để chứa đựng được xem là một giải pháp hữu hiệu. Nguyên nhân là vì cao su khó cháy nổ, dễ mang vác, dùng xong có thể cất, xếp gọn gàng và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, ông Thịnh nhấn mạnh, đây là một việc làm vô đạo đức bởi nó gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người tiêu dùng.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng khuyến cáo người dân không nên uống rượu. Cho dù đó là loại rượu tự nấu hay các loại rượu hảo hạng do các công ty uy tín sản xuất thì bản thân chúng đều chứa một hàm lượng chất độc nhất định. Nếu uống nhiều đều có thể gây xơ gan và phá hủy dần các cơ quan lục phụ ngũ tạng. Đó là còn chưa kể đến việc say rượu khiến con người mất tự chủ và trở nên liều lĩnh, sinh ra cãi cọ, đánh, giết lẫn nhau, gây nguy hiểm cho gia đình và xã hội.
                                                                                                     Theo VietQ.vn

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.