Hoạt động KH&CN -0001-11-30 07:06:30

(VietQ.vn) - Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân hiện nay vẫn chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn đơn giản, năng suất lao động thấp dẫn đến chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu tổng quát của Chương trình nhằm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế.

Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh minh họa.

Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năng suất lao động tăng khoảng 5%/năm; hàng năm, khoảng 35 - 40% doanh nghiệp tư nhân có hoạt động đổi mới sáng tạo; thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp khu vực tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp khu vực tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...

Sự phát triển và những nỗ lực của khu vực kinh tế tư nhân được chứng minh bằng việc liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40 - 43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Đối mặt nhiều thách thức

 Khu vực kinh tế tư nhân vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong tương lai. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đề ra, kinh tế tư nhân vẫn đối mặt nhiều thách thức. Chia sẻ với báo chí, theo bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, để tiến kịp doanh nghiệp tư nhân thế giới, muốn được ghi nhận thì doanh nghiệp trong nước càng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Có điều, đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp phải những hạn chế về năng lực cạnh tranh, yếu tố quản trị, phát triển con người và đặc biệt là thiếu tính tuân thủ - kỷ luật.

Các doanh nghiệp tư nhân hiện nay chủ yếu là quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất còn đơn giản, năng suất lao động thấp dẫn đến chưa đủ năng lực cạnh tranh để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài hoặc tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu. Sự lớn mạnh của các tập đoàn lớn, có năng lực tài chính, dám đổi mới cập nhật công nghệ tiên tiến cũng đã cải thiện khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, đa dạng hóa sản phẩm và nhạy bén với thị trường.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV; Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia, để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện thực chất, mạnh mẽ môi trường đầu tư – kinh doanh, tiến tới "minh bạch, công bằng, ổn định, nhất quán, dự báo được, kịp thời và thực thi tốt" đối với các cơ chế, chính sách và thực thi tại các cấp chính quyền. Ngoài ra, Chính phủ có cơ chế, chính sách và cách làm phù hợp để khuyến khích hộ kinh doanh nâng cấp thành doanh nghiệp siêu nhỏ.

Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí về đạo đức kinh doanh, về doanh nhân tiêu biểu, phát triển bền vững nhằm tìm kiếm và bình chọn được những cá nhân, doanh nghiệp điển hình có thành tựu nổi trội trong sự nghiệp tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội, đồng thời cũng là những tấm gương sáng về tuân thủ pháp luật, yêu nước, có trách nhiệm với xã hội, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường... Từ đó, có thể lan tỏa và nhân rộng những giá trị quý báu trong đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp, giúp phát triển đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh cả về số lượng và chất lượng...

Nguồn: Theo VietQ.vn

Tin khác

Một số khuyến cáo để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sau bão (09/09/2024)

Sửa đổi cơ chế chính sách, tạo thuận lợi cho các nhà khoa học (11/07/2024)

Bản tin Khoa học và Công nghệ góp phần đưa khoa học và công nghệ vào đời sống (26/06/2024)

Bộ KHĐT: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024 (21/06/2024)

Hưởng ứng cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật trực tuyến năm 2024” trên địa bàn tỉnh Hải Dương đợt 1 (21/06/2024)

Gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước (18/06/2024)

Hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ đấu thầu và công tác lựa chọn nhà thầu theo Luật đấu thầu năm 2023, nghị định số 24/2024/NĐ-CP. (16/06/2024)

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Một kết tinh văn hóa quân sự Việt Nam (10/05/2024)

Thủ tục xác định dự án đầu tư có hoặc không sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên (21/03/2024)

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo bền vững (08/03/2024)

Thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (26/02/2024)

Phê duyệt Đề án 'Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030' (26/02/2024)

Để Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm KHCN và đổi mới sáng tạo hàng đầu của cả nước (20/07/2023)

Lịch sử ra đời Ngày Khoa học công nghệ Việt Nam (18/05/2023)

Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2023 (17/04/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.