Sản xuất giống khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” theo hướng an toàn

Từnăm 2015 đến nay, một số hộ nông dân đã du nhập theo đường tiểu ngạch từ Thái Lan giống cây khoai môn lấy ngó về ươm trồng trên địa bàn huyện Thanh Miện. Qua theo dõi cho thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, ngó phát triển nhiều, ngó ăn ngon, giòn, ngọt, không ngứa như ngó khoai bản địa hiện trồng ở địa phương nên nhiều hộ dân đã mua giống về trồng và thu hoạch ngó nhằm phục vụ nhu cầu rau xanh của con người.
Sản xuất giống khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” theo hướng an toàn

Cây khoai môn lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” được trồng rải rác ở các xã trong huyện với quy mô nhỏ từ 1- 2 sào/hộ tại xã Lê Hồng với diện tích khoảng 10 ha, thị trấn Thanh Miện, Phạm Kha, Tứ Cường, Hồng Quang, Ngô Quyền...đây là loài cây dễ trồng, sinh trưởng, phát triển rất khỏe, ít bị sâu bệnh cho hiệu quả kinh tế cao lãi trên 100 triệu đồng/ha/năm, cao hơn rất nhiều lần so với trồng lúa và một số cây rau màu khác.

Mô hình trồng khoai môn lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” là một hướng đi mới trong sản xuất cây rau màu, để đánh giá sâu ứng dụng về khoa học kỹ thuật, hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng an toàn góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế và được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.

Trong hai năm 2019 - 2020, Thạc sỹ Phạm Thị Nhung, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thônhuyện Thanh Miện đã “Xây dựng mô hình sản xuất giống khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” theo hướng an toàn trên địa bàn huyện Thanh Miện” với quy mô 10 ha tại xã Lê Hồng và Cao Thắng. Nhằm xây dựng mô hình và khảo nghiệm đặc điểm nông sinh học, thành phần dinh dưỡng, quy trình kỹ thuật canh tác của cây khoai môn lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” theo hướng sản xuất an toàn trên địa bàn huyện Thanh Miện.

 Ngay từ giữa năm 2019, Ban chủ nhiệm đề tài đã bàn giao 182.000 cây cho các hộ dân tham gia. Cây giống đảm bảo chất lượng, đúng chủng loại và mẫu mã, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thầu. Cây giống có từ 3 đến 4 lá, chiều cao từ 20 đến 25 cm, tỷ lệ sống sau trồng đạt 100%. Khoai lấy ngó được trồng theo luống, chiều cao luống 30 - 35 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1 m; các cây được trồng theo hàng với mật độ cây cách cây 40 - 45 cm, hàng cách hàng 50 - 55 cm. Mật độ trồng 1.300 cây đến 1.400 cây/sào 360 m2.

Thời gian trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 8 năm nay, thời gian thu hoạch ngó từ tháng 10 của năm trước đến tháng 7 của năm sau (nhằm hạn chế những ảnh hưởng thời tiết cực đoan nắng nóng của tháng 6, 7 đến sinh trưởng phát triển của cây và thời gian thu hoạch ngó). Duy trì mực nước trong ruộng 2/3 luống là tốt nhất.

Giống khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” hiện đang trồng trên địa bàn huyện Thanh Miện (Hải Dương) có tên khoa học là Colocasia esculenta var. esculenta, thuộc họ Ráy (Araceae) và không phải là cây trồng biến đổi gen, có đặc điểm thực vật học, sinh trưởng và phát triển tương tự như các giống khoai nước của Việt Nam. Thân lá cao, dọc lá phiến lá to, mập hơn so với các giống khoai truyền thống, đặc biệt là khả năng ra ngó cao hơn hẳn các giống khoai nước của Việt Nam. Ban chủ nhiệm đề tài đã triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung theo hợp đồng đã ký, cụ thể:

Trồng  khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện” phù hợp, thích nghi với điều kiện khí hậu ở địa phương và thổ nhưỡng ở mọi chân đất khác nhau đều cho sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh, dễ chăm sóc, chất lượng Ngó thành phẩm an toàn, ngon, giòn, ngọt khác với các loại thân ngó của các giống khoai khác tại địa phương. Sản lượng ngó ước đạt từ 30 đến 50 kg/sào/lần thu hoạch, tương đương một năm thu hoạch từ 1.300 kg - 1.500 kg/sào/năm. Lợi nhuận bình quân ước đạt trên 17 triệu đồng/sào/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích.

Ngó khoai còn là một nguồn chất dinh dưỡng bổ ích và cung cấp vitamin rất hiệu quả cho sức khỏe của con người (Theo báo điện tử The daily star 8/2019 Bangladesh). Qua phân tích của Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm Hà Nội thì thành phần dinh dưỡng bằng phương pháp lý hóa cho thấy chất lượng ngó khoai gồm 10 chỉ tiêu: hàm lượng chất xơ, hàm lượng protein, hàm lượng chất béo, cacbonhydrate, Tro, hàm lượng nước, hàm lượng Oxalate, Vitamine C, kẽm và canxi. Ngó khoai của giống “Ngọc môn Thanh Miện” có tỷ lệ nước lớn >90% từ 92,24 đến 93,82% tùy thuộc từng mẫu và hàm lượng chất xơ cao, đạt 1,08 - 1,16%, tương đương > 10% so với khối lượng chất khô của ngó khoai. Khi sử dụng ngó khoai “Ngọc môn Thanh Miện” sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể. Hàm lượng protein trong ngó khoai đạt 1,38 - 1,49%, hàm lượng chất béo ở mức rất thấp <1%, chỉ đạt 0,19 - 0,25% rất có lợi cho sức khỏe con người khi sử dụng ngó khoai này. 

Để giống Ngọc môn Thanh Miện có thể đi vào sản xuất hàng hóa và được người tiêu dùng chấp nhận như một loại rau có giá trị dinh dưỡng tốt thì ngoài việc xác định giống không phải là cây trồng biến đổi gen việc phân tích các giá trị dinh dưỡng khác đặc biệt hàm lượng oxalate trong ngó khoai là rất quan trọng. Hàm lượng oxalate trong ngó khoai nói riêng, trong khoai môn sọ nói chung như lá, dọc, củ... ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cảm quan và quyết định chất lượng (cụ thể độ ngứa) của ngó khoai. Hàm lượng oxalate trong ngó khoai “Ngọc môn Thanh Miện” đạt từ 175 - 212 mg/100 gram ngó tươi, hàm lượng này là rất nhỏ so với hàm lượng oxalate trong lá của các giống khoai môn sọ được trồng tại miền Trung của nước ta, cũng như các loại rau củ quả hạt khác.

Giống khoai lấy ngó “Ngọc môn Thanh Miện”là một nguồn chất dinh dưỡng bổ ích và cung cấp vitamin rất hiệu quả cho sức khỏe của con người, hàm lượng Oxalate trong mức cho phép, hàm lượng này trong ngó khoai là rất nhỏ so với hàm lượng oxalate trong lá của các giống khoai môn sọ, đồng thời không phải là cây trồng biến đổi gen. Huyện Thanh Miện đã và đang đưa cây “Ngọc môn Thanh Miện” vào nhóm cây trồng định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để từng bước giải quyết bài toán hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp và người nông dân ngày càng có xu hướng bỏ ruộng hoang hóa.

Bài của Phạm Thị Nhung

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10 năm 2021

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,319,723
  • Tổng lượt truy cập4,024,927
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây