Huyện đã cải tạo bề mặt môi trường sống của cây vải Tổ và 02 cây thế hệ 2: năm 2020 do không để quả nên công việc bổ sung cải tạo bề mặt môi trường sống của các cây vải được tiến hành từ đầu năm. Đất màu bổ sung được chia thành nhiều đợt, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển. Bổ sung một lớp đất màu khoảng 2 - 3 cm và chế phẩm Tricodema xung quanh cây vải tổ và cáccây thế hệ 2 tạo hệ Vi sinh vật đất cho rễ phát triển tốt, lá đã có màu xanh thẫm đặc trưng, cây có nhiều lộc mới.
Áp dụng các kỹ thuật cắt tỉa, dọn cành thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây vải Tổ, cùng 02 cây vải thế hệ 2: Áp dụng các kỹ thuật cắt tỉa, dọn cành thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây vải Tổ, cùng 02 cây vải thế hệ 2 nhằm dọn dẹp triệt để các cành tăm, cành sâu bệnh cho cây vải, giúp cho cây có điều kiện ra lộc mới, thời điểm ra lộc cũng tập chung hơn; cắt tỉa bỏ hoa là giữ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển. Cắt tỉa cành khô, cành tăm, tạo tán cho cây phát triển. Thực hiện bón phân chuồng và một số chế phẩm sinh học thích hợp với từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây vải nhằm tăng khả năng sinh trưởng, phát triển cây vải tổ và 02 cây thế hệ 2.
Hiện nay vườn bảo tồn đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Chủ vườn là cháu đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm thường xuyên ở tại vườn và trông nom thường xuyên. Vườn đã có hệ thống tiêu thoát nước trong mùa mưa là tương đối tốt, được chính quyền địa phương và chủ hộ quan tâm chăm sóc vì đây là một trong nhưng điểm thăm quan học tập của người dân trong cả nước và cả quốc tế. Việc vườn được bảo vệ chặt chẽ không có hiện tượng phá hại. Người dân thuần túy làm nông nghiệp nên có sự gắn kết xóm làng cùng nhau bảo vệ cây.
Tin của Hải Ninh
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2021.