Gương điển hình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công

Hiện nay cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chất lượng các danh nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng tăng cao, thể hiện ở quy mô các thương vụ đầu tư, số lượng vườn ươm, tổ chức tăng tốc khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện tại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…các lĩnh vực khởi nghiệp chủ yếu là các mô hình, giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong nhiều lĩnh vực.
Gương điển hình khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành công

Những năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Hải Dương đã từng bước hình thành và phát triển, các chủ thể trong hệ hinh thái đã tham gia tương đối chủ động và tích cực. Hệ thống pháp lý thực đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khá đầy đủ, hỗ trợ cho hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã tạo lập môi trường thuận lợi thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp.

Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019 - 2025 của tỉnh Hải Dương đã tạo lập môi trường thuận lợi thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tạo thuận thuận lợi để chất lượng doanh nghiệp. Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là những doanh nghiệp mà nguồn lực chủ yếu để phát triển công nghệ, tri thức và sáng tạo…được thành lập từ quá trình nghiên cứu, hoàn thiện sáng các sáng chế, từ kế quả nghiên cứu vào triển khai hay ý tưởng, có tinh thần doanh nhân, sự sáng tạo, có sự đầu tư vào vốn tri thức, chú trọng quản trị tri thức, không coi lợi nhuận là mục đích duy nhất, với thời gian hoạt động chưa quá 5 năm.

Công ty Cổ phần Nông nghệ thế hệ mới được thành lập từ năm 2016, có địa chỉ tại xã An Thanh (Tứ Kỳ). Từ khi thành lập đến nay công ty đã hợp tác với người dân theo mô hình “hợp tác 4 nhà”, trực tiếp liên kết với người dân, cùng một số nhà khoa học nông nghiệp để tiến hành sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ tại vùng đất bãi đang khai thác rươi thuộc xã An Thanh (Tứ Kỳ) đưa sản phẩm gạo canh tác theo phương thức hữu cơ ra thị trường đã nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của người tiêu dùng.

Từ năm 2018 - 2019, Công ty Cổ phần nông nghiệp Thế hệ mới đã xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi của tỉnh Hải Dương tổng diện tích 280 ha với 133 hộ tham gia tại các xã An Thanh, Tứ Xuyên (Tứ Kỳ) và xã Vĩnh Lập (Thanh Hà) nhằm khai thác tối đo hiệu quả kinh tế, phục vụ phát triển bền vững nguồn lợi rươi, cáy trên địa bàn tỉnh, với năng suất đạt 3 tấn/ha/năm, nâng cao hiệu quả sản xuất đối với sản phẩm lúa trồng trên vùng rươi lên 200%. Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gạo trên ruộng rươi, cáy gắn với việc xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

Kết quả từ năm 2019 - 2020 cho thấy, giống lúa J02 có tỷ lệ nảy mầm ở cả hai địa điểm xã là xã An Thanh và xã Tứ Xuyên đều đạt từ 96 - 98%, khả năng đẻ nhánh khá, chiều cao cây trung bình từ 100 - 107 cm, thời gian sinh trưởng từ 135 - 140 ngày, từ 32 - 35 khóm/m2, từ 5,1 - 5,2 dảnh/khóm, từ 180 - 185 bông/m2, từ 150 - 155 hạt/bông, từ 102 - 106 hạt chắc/bông, nặng 25 gram/1.000 hạt, năng suất thực thu đạt từ 39,2 - 40,6 tạ/ha. Giống lúa J02 canh tác hữu cơ tại vùng bãi rươi nhiễm nhẹ đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu…Mô hình sản xuất lúa J02 theo phương thức hữu cơ tại các vùng bãi rươi năm 2019 đã mang lại hiệu quả kinh tế từ 5,32 - 6,72 triệu đồng/ha, năm 2020 đạt từ 16,120 - 16,720 triệu đồng/ha, bên cạnh việc thu hoạch nguồn lợi rươi, cáy ổn định từ tự nhiên. Hiệu quả cao hơn so với giống lúa Bắc Hương 9 từ 400 - 1,4 triệu đồng/ha,.

Giống lúa Bắc Hương 9 sản xuất tại xã An Thanh có chiều cao cây trung bình ở mức 105 - 107 cm, thời gian sinh trưởng từ 125 - 130 ngày, từ 32 - 35 khóm/m2, 5,7 dảnh/khóm, 202 bông/m2, 172 hạt/bông, 122 hạt chắc/bông, đạt 21 gram/1000 hạt, năng suất thực thu đạt 45 tạ/ha. Mặc dù ở điều kiện chăm sóc tại vùng bãi rươi nhưng lúa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Giống lúa Bắc Hương 9 được sản xuất ở vung thâm canh, sử dụng thuốc hóa học và phân bón vô cơ, lúa có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, lúa phù hợp với vùng thâm canh, có khả năng chống đổ tốt, nhiễm bệnh bạc lá, nhiễm rầy nâu nhẹ. Hiệu quả trồng lúa Bắc Hương 9 theo phương thức hữu cơ tại vùng bãi rươi mang lại hiệu quả kinh tế là 11,112 triệu đồng/ha, cao hơn so với J02. Thông qua việc chăm sóc, cải tạo tốt môi trường đồng ruộng và phân hữu cơ hợp lý đã góp phần ổn định lượng rươi khai thác hàng năm từ 20 - 25 kg/sào, với giá bán từ 350 đến 500 nghìn đồng/kg.

Mô hình sản xuất giống lúa J02 theo phương thức hữu cơ tại vùng bãi rươi có chi phí đầu vào cao hơn mô hình giống lúa canh tác thông thường do một số chi phí cao hơn như thuê lao động thủ công chăm sóc lúa, giống, phân bón…nhưng mang lại hiệu quả từ năng suất và giá bán cao hơn nên hiệu quả kinh tế của mô hình cao hơn so với sản xuất truyền thống; các hộ trồng lúa Hom chủ yếu phục vụ cho cải tạo, đảm bảo môi trường sinh sống để khai thác nguồn lợi rươi, cáy.

So với các giống đối chứng là lúa Hom do anh hưởng của điều kiện thời tiết, nhiều diện tích lúa bị sâu bệnh hai ngay trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển không cho thu hoạch, một số diện tích cho năng suất thấp. Người dân cấy lúa Hom chủ yếu để tạo môi trường khai thác nguồn lợi rươi, cáy.

Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ ủ từ phế thải chăn nuôi dùng chế phẩm Fitobiomix RR so với diện tích người dân cấy lúa J02 sử dụng phân ủ mục truyền thống có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn, năng suất, chất lượng gạo cao hơn.

Dự án cũng đã tổ chức thu mua sản lượng thóc thu hoạch cho các hộ tham gia mô hình để tiến hành sấy, sơ chế, chế biến và tổ chức thị trường nhằm tiêu thụ các sản phẩm gạo trên ruộng rươi, cáy.

Qua 3 năm thực hiện dự án sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi của tỉnh Hải Dương với quy mô 280 ha có 133 hộ tham gia. Công ty đã xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc; tổ chức sơ chế, bảo quản, chế biến 800 tấn thóc lúa J02, Bắc Hương 9 và cho ra được 500 tấn gạo trên ruộng rươi, cáy.

Công ty TNHH Hải Vân Đường của Giám đốc Đoàn Thị Thanh Vân được thành lập năm 2020 tại thôn Tào Khê, xã Chí Lăng Bắc (Thanh Miện) với sản phẩm chế biến phân phối thực phẩm chức năng đã xây dựng chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm phát triển đồng bộ, sản phẩm khép kín, từ vùng nguyên liệu sản xuất đến chế biến, cung cấp sản phẩm an toàn chất lượng cao, có thể truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.

Năm 2018, chị Vân nảy ra ý tưởng thuê lại ruộng hoang để trồng cây dược liệu. Sau khi nghiên cứu, chị nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương phù hợp với cây Sâm bố chính, hoài sơn, đương quy đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là những cây dược liệu quý vì lá, thân, gốc đều có thể dùng làm thuốc nên được thị trường ưa chuộng. Trồng cây dược liệu có thời gian trồng dài hơn so với các loại cây ngắn ngày; do vậy trước khi trồng phải xử lý đất kỹ, bón phân đầy đủ, tưới nước và nhổ cỏ định kỳ nhưng cho năng suất cao, không tốn nhiều thời gian chăm sóc như các loại cây trồng khác. Nếu không xử lý đất kỹ trước khi trồng, cây dễ bị thối nhũn, nhiễm khuẩn làm giảm năng suất, thậm chí mất trắng.

Để có giống cây chất lượng tốt, chị đã liên hệ với Viện Dược liệu (Hà Nội) để mua giống cây về trồng tại địa phương. Ban đầu chị trồng thử nghiệm trên diện tích 500 m2 tại vườn nhà, nhưng do chưa nắm được kỹ thuật, quy trình chăm sóc nên một số cây bị nhiễm nấm, thối đầu củ, rầy nâu… Qua thất bại ban đầu, chị dành thời gian nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của các trang trại trồng cây dược liệu trong và ngoài tỉnh, tham khảo thêm tài liệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc 3 loại cây dược liệu trên.

Cuối năm 2019, chị Vân thuê 5,0 ha ruộng của người dân ở khu đồng Ngoại, thôn Phương Khê, xã Chi Lăng Bắc đầu tư hơn 2 tỷ đồng để dựng nhà màng, nhà lưới, làm hệ thống tiêu thoát nước và trồng Sâm bố chính, hoài sơn, đương quy. Từ đó đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động cho thu nhập ổn định 6 triệu đồng/người/tháng. Chị đã liên hệ và được Công ty TNHH Dược phẩm Tradifar (TP.Chí Linh) hỗ trợ bào chế, sản xuất các sản phẩm từ sâm bố chính, đương quy và hoài sơn. Qua thời gian trồng, cánh đồng dược liệu đã thu hoạch và đạt sản lượng 2 tấn/ha. Để 3 loại dược liệu giữ được dược tính tốt nhất, các công nhân phải thu hoạch từ sáng sớm. Khi thu hoạch xong, phải tách từng bộ phận, sau đó rửa sạch, ngâm qua nước gạo, phơi khô và đem hấp sấy lạnh.

Công ty Hải Vân Đường đã kết hợp với Công ty TNHH Dược phẩm Tradifar bào chế ra thực phẩm chức năng có tên là Cerigo với thành phần chính là Sâm bố chính, sâm tố nữ và Collagen peptide. Ngoài ra còn có các sản phẩm như nước tăng lực sâm bố chính, trà sâm bố chính, hoa, lá, thân và củ sâm có thể chế biến thành mỹ phẩm dương da, tinh bột hoa sâm…giá sâm bố chính khô từ 1 - 2 triệu đồng/kg, sâm bố chính tươi từ 200 - 300.000 đồng/kg, hoài sơn giá 55.000 đồng/kg, đương quy giá 60.000 đồng/kg. Với 1 tấn dược liệu sau khi được sấy khô, ước tính công ty thu về khoảng gần 2 tỷ đồng. Để có các sản phẩm cây dược liệu bảo đảm về hàm lượng dược liệu, công ty luôn chú trọng từ khâu chăm sóc tới khâu làm chế biến cuối cùng, như sử dụng phân bón hữu cơ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chế biến…để sản phẩm dược liệu của công ty đến tay người tiêu dùng bảo đảm là sản phẩm sạch, tốt. Mô hình trồng dược liệu thành công sẽ mở ra hướng đi mới, thích hợp cho phát triển kinh tế hộ gia đình, phương thức tích tụ ruộng đất, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Giai đoạn tới, Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từng bước trở thành môi trường thuận lợi kiến tạo, nuôi dưỡng các ý tưởng và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất, kinh doanh để tạo lập môi trường thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khia thác các tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Hệ sinh thái có sự tham gia mạnh mẽ từ khu vực tư nhân, thúc đẩy mối liên kết, từ đó giúp hình thành lực lượng doanh nghiệp mạnh, làm đòn bẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, chất lượng và bền vững.

Thực hiện Đề án "Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019-2025”, chủ yếu thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo, tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ mới; cùng với công tác truyền thông về đổi mới sáng tạo, quảng bá xây dựng thương hiệu, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ ... đã tạo ra luồng sinh khí mới về nhận thức, ý tưởng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và có sức lan tỏa để hình thành ý tưởng khởi nghiệp, sáng tạo trong cộng đồng.

Hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo đã góp phần hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khai thác tốt hơn tài sản trí tuệ, nguồn lực hiện có để ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho các tổ chức, cá nhân yên tâm hơn sau khi khởi nghiệp để có được mô hình kinh doanh mới thành công, hiệu quả.

Để tiếp tục thực hiện Đề án "Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh đến năm 2025” sẽ đẩy mạnh công tác công tác tuyên truyền,tập huấn về kỹ năng, cơ hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tổ chức các buổi Hội thảo nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cùng với các hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm thông qua các hoạt động hội chợ, các sàn giao dịch công nghệ. Về đối tượng sẽ phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Doanh nghiệp trẻ và các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh nhằm hỗ trợ cho cán bộ, hội viên và sinh viên có nhu cầu khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Để thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019 - 2025” nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nền kinh tế tri thức, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dươngbền vững. 

Bài của Nguyễn Thị Kim Hoa

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây