Đểbảo tồn, phát triển nguồn lợi đặc sản tựnhiên, khai thác hiệu quảvùng rươi tại các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà; Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thế hệ mới đã thực hiện Dự án “Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi của tỉnh Hải Dương”, với quy mô 280 ha tại xã Vĩnh Lập (Thanh Hà) và xã Tứ Xuyên, An Thanh (Tứ Kỳ) có 133 hộ tham gia. Mục tiêu của dự án là: Khai thác tối đa hiệu quả kinh tế, phục vụ phát triển bền vững nguồn lợi rươi, cáytrên địa bàn tỉnh; năng suất đạt 3 tấn/ha/năm; nâng cao chất lượngsản phẩm gạo đượctrồng trên vùng rươi lên 200%. Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm gạo theo hướng hữu cơ gắn với việc xây dựng thương hiệu và hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Vụ Đông Xuân 2017 - 2018 tại thôn An Định và Thanh Kỳ, xã An Thanh(Tứ Kỳ) quy mô thực hiện 60 ha, 98 hộ nông dân tham gia;Vụ Đông Xuân 2018 - 2019 với100 ha có 129 hộ tham gia; Vụ Đông Xuân 2019 - 2020 với diện tích 120 ha có 133 hộ tham gia. Sử dụng giống lúa J02 và Bắc Hương để sản xuất.
Kết quả: giống lúa J02 canh tác tại vùng nước lợ và không dùng phân hóa học, chiều cao cây đạt trung bình từ 100 - 107 cm, thời gian sinh trưởng dài hơn so với canh tác ở vùng thâm canh 5 - 10 ngày; giống có khả năng chống đổ tốt, chịu rét tốt, khả năng đẻ nhánh khá từ 32 - 35 khóm/m2, từ 4,1- 4,2, dảnh/khóm, 167 - 170 hạt/bông, 163 - 165 hạt chắc/bông, 19 gram/1000 hạt, năng suất thực thu giống J02 đạt 40,2 - 40,5 tạ/ha. Giống lúa J02 canh tác theo hướng hữu cơ tại vùng rươinhiễm nhẹ bệnh đạo ôn, khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu với mức độ không đáng kể.
Mô hình sản xuất giống lúa J02 theo phương thức hữu cơ tại vùng bãi rươi có chi phí đầu vào cao hơn mô hình giống lúa canh tác thông thường do một số chi phí cao hơn như thuê lao động thủ công chăm sóc lúa, giống, phân bón,...Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác giống lúa J02 theo phương thức hữu cơ tại vùng bãi rươi của 02 địa phương thu lãi chênh lệch cao hơn nhau không đáng kể. Giống lúa J02 theo phương thức hữu cơ tại các vùng bãi rươi năm 2019 đã mang lại hiệu quả kinh tế từ 5,32 - 6,72 triệu đồng/ha, năm 2020 đạt từ 16,120 - 16,72 triệu đồng/ha. Đặc biệt, cấy lúa vụ xuân nên việc thu hoạch nguồn lợi rươi, cáy cho năng suất cao và ổn định đạt từ 420 - 450 triệu đồng/ha. Hiệu quả cao hơn nhiều lần so với đối chứng giống lúa Bắc Hương cấy 2 vụ trong năm.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thế hệ mới đã có cơ sở chế biến gồm thuê 01 nhà kho bảo quản diện tích trên 300 m2; đầu tư máy xay, xát, sàng, máy hút chân không và máy móc thiết bị khác... phục vụ đóng gói sản phẩm. Toàn bộ sản phẩm thóc sau khi thu hoạch tại ruộng được công ty thu mua ngay và chuyển đến các lò sấy để tiến hành sấy theo quy trình: Quạt 10 giờ, sau sấy bằng nhiệt, đến độ ẩm 12,5 - 13%; sau đó được vận chuyển về bảo quản tại kho. Thóc được tiến hành say xát, đóng gói theo từng lô, căn cứ theo tiến độ đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Mỗi loại thóc J02 và Bắc Hương 9 được xay xát theo 3 kiểu khác nhau: Xát trắng, xát dối (còn lại 50% cám) và gạo lứt (gạo nguyên cám). Ngay sau khi xay xát, sản phẩm gạo được đóng gói và hút chân không, dán nhãn truy xuất nguồn gốc, in thời gian xay xát và hạn sử dụng trên vỏ bao bì, mỗi gói gạo có trọng lượng 2 kg, sau đó các gói gạo được đóng trong thùng cartoon, mỗi thùng gồm 15 gói (30 kg); để vận chuyển đến các cửa hàng phân phối đến người tiêu dùng. Công ty đã liên kết tiêu thụ qua kênh phân phối của chuỗi cửa hàng sản phẩm hữu cơ tại thành phố Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng… Dự án đã tham gia Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2018 tại Hà Nội, mang sản phẩm gạo hữu cơ bãi rươi đi xúc tiến thương mại tại hội chợ Asean - Trung Quốc ở TP.Nam Ninh (Trung Quốc).
Qua 3 năm thực hiện dự án đã xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi của tỉnh Hải Dương. Nhờ khả năng ưu việt về sinh trưởng, phát triển, hiệu quả sản xuất đã góp phần mở rộng diện tích sản xuất lúa ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tại một số vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu.Xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn sản phẩm và hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc; tổ chức sơ chế, bảo quản, chế biến với quy mô 160 tấn thóc lúa J02, chế biến được 100 tấn gạo và đã liên kết, tổ chức tiêu thụ số lượng sản phẩm trên.
Việc kết nối các đơn vị tham gia trong dự án với người dân, đã hình thành chuỗi cung ứng trong nông nghiệp, từ việc cung cấp giống và vật tư, hỗ trợ kỹ thuật đến việc bao tiêu sản phẩm, xúc tiến thương mại và đưa sản phẩm vào các hệ thống bán lẻ; góp phần hình thành và phát triển hệ sinh thái nông nghiệp bền vững cho các địa phương. Từ kết quả dự án có thể mở rộng ra quy mô lớn, hình thành và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng.
Bài của Hải Ninh
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.