Hải Dương: Thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm.
Hải Dương: Thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động trên 56.734 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách các cấp chiếm 22,1%; nguồn vốn lồng ghép 5,2%; nguồn vốn tín dụng 57%; nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 9,4%; nguồn vốn nhân dân đóng góp 9,6%; nguồn vốn tài trợ, ủng hộ 0,7%. Đã góp phần làm thay đổi hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn được đầu tư đồng bộ, khang trang, sạch đẹp từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển. Năm 2020, tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; năm 2023 có 64 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết quả thực hiện tư vấn việc làm, tư vấn học nghề và tư vấn pháp luật lao động cho 4.252 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 478 người; tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp cho 936 người; cho vay 260 lao động, số tiền 20.838 triệu đồng đầu tư sản xuất, ổn định cuộc sống. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khám chữa bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Quan tâm chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng, người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội.

Chất lượng giáo dục, đào tạo được đổi mới, chất lượng được nâng cao; tỉnh Hải Dương là một trong 3 địa phương trong cả nước sớm hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non và phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III. Giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn ở tốp đầu toàn quốc. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh với tỷ lệ trường Mầm non 61,95%, Tiểu học 86,9%, trường THCS 77,7% và trường THPT 61,8%. Thực hiện tốt việc hỗ trợ, đào tạo nghề cho 97.225 lao động nông thôn; trong đó nhóm nghề nông nghiệp 33.783 người, nhóm nghề phi nông nghiệp 63.442 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%.

Các giá trị văn hóa được duy trì và phát huy, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở luôn gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư. Thực hiện sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” coi là nhiệm vụ cốt lõi, 5 nội dung, 7 phong trào cùng với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã tác động đến mọi lĩnh vực, thành phần xã hội. Đến nay, toàn tỉnh đã có 90% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá và 98,4% số thôn được công nhận danh hiệu văn hoá. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội được tổ chức an toàn, lành mạnh, đảm bảo đúng quy định. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa đã góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, hạn chế tái nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; gắn các mục tiêu giảm nghèo bền vững với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và các chính sách về an sinh xã hội. Đã mua cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 353.470 lượt người nghèo; 197.574 lượt người thuộc hộ cận nghèo, hộ cận nghèo mới thoát nghèo. Kinh phí thực hiện là 259,7 tỷ đồng (đảm bảo 100% đối tượng người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế miễn phí). Đã có 1.094.347 lượt người nghèo, cận nghèo khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế, kinh phí thực hiện 358,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 47,95 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,34%.

Mục tiêu từ năm 2024, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Xác định giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 1,2%; 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi, được cấp và hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế; 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được miễn giảm học phí, các khoản đóng góp theo quy định; 100% các hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh và nhà tiêu hợp vệ sinh, hỗ trợ kết nối việc làm, tham gia khóa đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm đổi mới phương thức sản xuất. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em dưới 16 tuổi xuống dưới 18,5% và bảo đảm ứng phó kịp thời các tình huống khẩn cấp để phòng, chống suy dinh dưỡng. Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ; hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet...

Bài của TS Nguyễn Đình Bộ

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 5 năm 2024


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay44,704
  • Tháng hiện tại1,069,908
  • Tổng lượt truy cập3,775,112
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây