Hải Dương: Tiếp tục nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định mục tiêu tổng quát “Xây dựng đồng bộ chính quyền số,phát triển kinh tế số, xã hội số thực sự trở thành động lực quan trọng, quyết định thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển nhanh và bền vững; góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng hiệu quả hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và đời sống của nhân dân.
Hải Dương: Tiếp tục nâng cao chất lượng chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Phấn đấu đến năm 2025 đưa Hải Dương thuộc nhóm 20 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số; đến năm 2030 thuộc nhóm 15 tỉnh/thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.

Sau 03 năm thực hiện Nghị quyết với tinh thần chủ động, quyết liệt, đổi mới, sáng tạo của các cấp, các ngành trong tỉnh, chuyển đổi số đang trở thành động lực quan trọng tạo ra sự phát triển đột phá trên các mặt quản lý, kinh tế, xã hội; đến từng doanh nghiệp, từng tổ chức, người dân rong mọi lĩnh vực. Trên cơ sở đánh giá, nhận diện những vấn đề và các nhiệm vụ liên quan, mỗi địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã nhanh chóng xác định và xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động thực hiện chuyển đổi số cho phù hợp. Trong đó, vai trò quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp lựa chọn định hướng, xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhằm tăng hiệu quả hợp tác, tối ưu hiệu suất làm việc, từng bước chuyển đổi các quy trình, dịch vụ và thông tin sang môi trường trực tuyến, thông qua việc sử dụng các công nghệ số như Internet, điện thoại di động, và các ứng dụng điện tử.

Kết quả chuyển đổi số hành chính công làm tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và tiện lợi trong việc cung cấp các dịch vụ công và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tiện lợi trong việc quản lý hệ thống quản lý văn bản điện tử, hệ thống quản lý hồ sơ điện tử, cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý dịch vụ công trực tuyến, hệ thống xếp hàng tự động...

Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đã tích hợp được 588 dịch vụ công trực tuyến trên 2 Cổng dịch vụ công Quốc gia; trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đang cung cấp 1.906 dịch vụ công, trong đó có 538 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, 1.113 dịch vụ công trực tuyến một phần. Thực hiện đồng bộ Căn cước công dân với thẻ BHYT 1.735.781/1.744.658 người, đạt tỷ lệ 99,49%; đạt 100% cơ sở KCB BHYT tra cứu thông tin bằng CCCD. Các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng tiến hành cấp tài khoản cho các đối tượng hưởng chế độ an sinh xã hội, cho vay, khai báo lưu trú và thanh toán không dùng tiền mặt ... đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự.

Kết quả triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu (đạt 91%), đối với 11/25 dịch vụ công của ngành Công an hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 98%; đối với 14/25 dịch vụ công của các sở, ngành hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 74%. Thực hiện liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng…

Việc thực hiện Đề án 06 và công tác cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2023 được các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực, cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính. Trong đó, hầu hết các hoạt động của địa phương được thực hiện trên môi trường mạng, giúp tiết kiệm được thời gian, kinh phí; hệ thống thông tin được kết nối, chia sẻ tạo thuận lợi cho công tác của chính quyền các cấp góp phần thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ số, giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; kỹ năng số cũng dần được cải thiện, dần thay đổi thói quen và hình thành văn hóa số… Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính và triển khai thực hiện Đề án 06 ẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cơ quan, đơn vị chưa quyết liệt, đồng bộ, chậm triển khai các văn bản của Trung ương và nhiệm vụ được giao; nhân lực phụ trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại các sở, ngành, địa phương còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trong thời gian tới, với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy chuyển đổi số để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao các chỉ số cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Hải Dương tập trung triển khai, phấn đấu đưa Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) và Trung tâm giám sát an ninh không gian mạng (SOC) vào hoạt động; đồng thời xây dựng kho dữ liệu dùng chung, cổng dữ liệu mở, hình thành các nền tảng dùng chung và phát triển dữ liệu của các ngành, lĩnh vực. Rà soát, xây dựng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của địa phương làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện, phát huy tối đa các giá trị tiện ích của chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06 đem lại để từng bước thay đổi phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành của lãnh đạo các cấp nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Phát huy hiệu quả của Tổ công nghệ số cộng đồng trong phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số cho người dân. Tiếp tục bổ sung, cập nhật, hoàn thiện hệ thống dữ liệu số chuyên ngành đảm bảo nguyên tắc “đúng, đủ, sạch, sống” để chia sẻ lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống dữ liệu quốc gia khác; đồng thời, tập trung hoàn thiện các hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, lao động, tư pháp, y tế; quy hoạch và quản lý phát triển đô thị… phục vụ phân tích, đánh giá, hoạch định chính sách trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chuyển đổi số là bước tiến phát triển vượt bậc của toàn nhân loại. Với quyết tâm của hệ thống chính trị, dân số đông, trẻ, năng động và có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ cao nhanh chóng, tỉnh Hải Dương là trung tâm của khu vực đồng bằng sông Hồng có tiềm năng, thế mạnh rất lớn trong việc chuyển đổi số. Đây được coi là những cơ hội mạnh mẽ để các cơ quan, doanh nghiệp, người dân chủ động, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin,công nghệ số; ưu tiên triển khai ứng dụng các nền tảng công nghệ số đồng bộ trên phạm vi toàn ngành, toàn tỉnh, liên thông với nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu của tỉnh. Với quyết tâm tạo ra sự đột phá trên các lĩnh vực nhờ vào thành tựu chuyển đổi số.

Bài của Minh Tuấn

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 5 năm 2024

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,080,702
  • Tổng lượt truy cập3,785,906
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây