Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả ứng dụng, chuyển giao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm trong trường học và phục vụ doanh nghiệp

Ngày nay, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng đang trở thành một vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Trước nguy cơ việc khai thác sử dụng năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng của con người. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sử dụng năng lượng đối với sự phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã xây dựng chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả ứng dụng, chuyển giao việc sử dụng năng lượng tiết kiệm trong trường học và phục vụ doanh nghiệp

Thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững của Chính phủ; UBND tỉnh Hải Dương đã cho thực hiện Đề tài “Xây dựng mô hình thử nghiệm hệ thống chiếu sáng thông minh tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Hải Dương” và Đề tài “Chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHCN về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp” do Trung tâm Ứng dụng Khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống thực hiện từ năm 2018, đến nay đạt được một số kết quả:

a) Đề tài Xây dựng mô hình thử nghiệm hệ thống chiếu sáng thông minh tại một số trường học trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Khảo sát, đánh giá được thực trạng chiếu sáng học đường tại các trường học trên địa bàn tỉnh Hải Dương bằng 202 phiếu (trong đó 13 phiếu của đơn vị quản lý nhà nước; 85 phiếu ở các trường TH và THCS trên địa bàn tỉnh, 104 phiếu cá nhân. Từ đó xây dựng thành công mô hình thử nghiệm hệ thống chiếu sáng thông minh đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng theo quy định tại các phòng học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đảm bảo quy mô 26 phòng học tương ứng với 13 trường trên tổng số 12 huyện, thị xã, thành phố.

Kết quả theo dõithử nghiệm hệ thống chiếu sáng thông minh tại các trường học đã đề xuất giải pháp về chiếu sáng học đường đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng cho các trường học trên địa bàn tỉnh. Mô hình chiếu sáng thông minh cho các phòng học đã đạt tiêu chuẩn chiếu sáng lớp học cho phép theo quy định hiện hành; khắc phục được một số nhược điểm của mô hình chiếu sáng truyền thống, tiết kiệm điện, tuổi thọ cao, hiệu quả chiếu sáng tốt hơn. Mô hình chiếu sáng và tiết kiệm năng lượngcó khả năngmở rộng tới các trường trên địa bàn tỉnh và ứng dụng thiết kế ánh sáng trong các văn phòng làm việc. Kết quả của Đề tài giúp giảm thiểu chi phí sử dụng năng lượng điện so với khi dùng mô hình chiếu sáng truyền thống từ 10 - 20% chi phí, trong khi vẫn tăng cường chất lượng chiếu sáng và giảm nguy cơ mắc các tật khúc xạ về mắt cho người sử dụng, đồng thời thân thiện hơn với môi trường.

b) Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong doanh nghiệp

Qua khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng cho khoảng trên 200 tổ chức, doanh nghiệp, hộ buôn bán kinh doanh, cơ sở sản xuất. Đã đánh giá được hiện trạng sử dụng năng lượng thực tế, các thiết bị tiêu thụ năng lượng chính, quy mô sản xuất, dây chuyền sản xuất của cơ sở đồng thời nắm bắt được nhu cầu về công nghệ thiết bị về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của một số đơn vị tổ chức và cá nhân.

Tổ chức 25 lớp tập huấn tuyên truyền phổ biến kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho trên 1.000 người thuộc các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, UBND các xã, hợp tác xã...và một số hộ gia đình. Thông qua các buổi tập huấn đã giới thiệu kiến thức cơ bản về ứng dụng tiến bộ khoa học, các giải pháp trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho một số tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và cá nhân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đồng thời đã góp phần từng bước nâng cao nhận thức và một số kiến thức cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất và sinh hoạt cho các học viên tham gia. Kết quả tập huấn đã góp phần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao về ý thức sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm cho nhân dân trong tình hình thực tế hiện nay.

Đề tài đã phối hợp với các đơn vị như Đại học Điện lực Hà Nội, Viện Nhiệt lạnh (Đại học Bách khoa Hà Nội)... tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng cho 8 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thông qua hình thức kiểm toán năng lượng. Khảo sát, đo đạc một số thông số của các thiết bị máy móc trong quá trình vận hành, sản xuất. Thực hiện đánh giá, tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp thực hiện về tiết kiệm năng lượng có tính khả thi cao với mức tiết kiệm từ 5 - 15% so với trước khi thực hiện kiểm toán năng lượng, được các cơ sở, doanh nghiệp tiếp nhận thực hiện triển khai và phản hồi tích cực. Cùng với tư vấn về chế độ, cơ chế, chính sách các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, các giải pháp trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong công nghiệp, nông nghiệp về lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm trên các phương tiện truyền thông...

Qua việc triển khai các đề tài đã giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trong sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp nhận thức chưa thực sự đầy đủ, đúng mức trong việc áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, gây lãng phí nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường và làm giảm sức cạnh tranh. Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, để phát huy hiệu quả hơn nữa đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp:

Một là, UBND tỉnh Hải Dương và các sở, ngành liên quantiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trường học, cộng đồng doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, kinh phí hỗ trợ để việc thực hiện nội dung nhiệm vụ đạt hiệu quả tốt hơn nữa. Hướng tới thực hiện thành công hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giai đoạn 2019 - 2030.

Hai là, nhìn chung các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất hiện nay đa số vẫn còn sử dụng công nghệ cũ, tiêu tốn khá nhiều chi phí sử dụng điện năng; cùng với thói quen và ý thức sử dụng điện còn lãng phí. Vì vậy, việc tuyên truyền cho các doanh nghiệp và người dân về các lợi ích của việc tiết kiệm điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm là cần thiết nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả sản xuất của chính doanh nghiệp, giảm chi phí điện năng trong các cơ quan. Cùng với đó, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về sử dụng năng lượng theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Có như vậy việc thực hiện Đề án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế, xã hội bền vững của Chính phủ mới mang lại hiệu quả cao.

Ba là, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, trường học thay thế các thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ số hóa, tiết kiệm năng lượng. Các thiết bị cũ thông thường sẽ tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn tăng chi phí sản xuất và sinh hoạt; ngoài ra, một số thiết bị, máy móc cũ lâu đời còn có thể rò rỉ điện và gây nguy cơ cháy nổ, chập điện. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp nên cân nhắc thay thế lắp đặt các thiết bị điện hiện đại để đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu suất sử dụng cao. Cùng với đánh giá, kiểm định chất lượng sử dụng các thiết bị, dây chuyền sản xuất trong quá trình sản xuất phải đảm bảo an toàn cho người về hiệu quả tiết kiệm năng lượng theo quy định, khuyến khích về cơ chế chính sách cho các doanh nghiệp, trường học, tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời...

Bốn là, để thực hiện tốt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 theo Quyết định số 280/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với hai mục tiêu trọng tâm là cải thiện chất lượng sử dụng năng lượng tại tất cả ngành/lĩnh vực của Việt Nam, tạo tiền đề đưa ngành năng lượng Việt Nam phát triển bền vững, ổn định, phục vụ hiệu quả việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; tiết kiệm từ 8 - 10% lượng năng lượng cần thiết để phát triển đất nước theo kịch bản phát triển bình thường. Là thay đổi hành vi sử dụng năng lượng của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân theo hướng tiết kiệm, hiệu quả và trách nhiệm. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và các lĩnh vực liên quan cầntăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; cần có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm…

Năm là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, sinh hoạt cho người dân và doanh nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau như qua hội thảo, tập huấn, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội...Đồng thời khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước, và các cán bộ làm tốt công tác tuyên truyền, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bài của TS. Nguyễn Đình Bộ

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2022


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,312,660
  • Tổng lượt truy cập4,017,864
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây