Tại lớp tập huấn, các học viên được đào tạo về khái niệm cơ bản về an toàn bức xạ ion hóa; tương tác của bức xạ Gamma và tia X với vật chất; ghi đo bức xạ; hiệu ứng sinh học của bức xạ; bảo vệ chống chiếu xạ ngoài; nguyên lý hoạt động của thiết bị X-quang chuẩn đoán y tế và các vấn đề an toàn bức xạ liên quan; các khía cạnh liên quan đến tối ưu hóa an toàn bức xạ trong X-quang chuẩn đoàn y tế; hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong X-quang chuẩn đoán y tế; hệ thống các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ; kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, kiểm soát chiếu xạ; tổ chức quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở; hướng dẫn lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở; hướng dẫn khai báo, cấp phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ cho nhân viên bức xạ; hệ thống quản lý chất lượng đối với công việc bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ và cơ sở hạt nhân.
Tỉnh Hải Dương hiện có có 83 cơ sở y tế và 49 cơ sở trong công nghiệp được cấp phép tiến hành công việc bức xạ. Trong số các cơ sở tiến hành công việc bức xạ trong công nghiệp có 39 cơ sở sử dụng thiết bị phát tia X, 9 cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ và 01 cơ sở sử dụng cả thiết bị phát tia X và nguồn phóng xạ. Toàn tỉnh có 37 nguồn phóng xạ, đều là nguồn kín, trong đó có 27 nguồn đang được sử dụng và 10 nguồn không sử dụng, được lưu giữ tại cơ sở với hơn 300 nhân viên bức xạ.
Thông qua lớp tập huấn giúp nhân viên bức xạ củng cố kiến thức và cập nhật thông tin mới để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn bức xạ tại cơ sở, chấp hành nghiêm quy định về đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh nguồn phóng xạ.
Tin của Hải Ninh
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 5 năm 2024