Rầy nâu-rầy lưng trắng năm nay cũng gây hại nhẹ.Lứa 2 phát sinh gây hại cuối tháng 4 đầu tháng 5 mật độ phổ biến từ 1.000 - 2.000 con/m2, cao từ 3.000-5.000 con/m2, cục bộ ổ > 10.000 con/m2, chủ yếu lá rầy lưng trắng, tập trung tại xã Liên Hồng (Gia Lộc), các xã Phạm Mệnh, Hiệp Sơn, Lê Ninh (Kinh Môn); xã Đông Kỳ (Tứ Kỳ)... có 2.023 ha nhiễm. Lứa 3 phát sinh gây hại cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 mật độ TB từ 700 - 1.000 con/m2, cao 2000 con/m2. Rầy phát sinh gây hại cục bộ trên giống nhiễm như: Nếp, Kháng dân 18, Q5; Bắc thơm với DTN là 361 ha. Toàn tỉnh có 129,7 ha bị chuột hại, tỷ lệ hại từ 1-3% số dảnh; cao 5-10% số dảnh. Trong đó có 2ha bị nhiễm nặng, số chuột diệt bằng biện pháp thủ công được 102.091 con chuột. Bệnh khô vằn xuất hiện gây hại từ đầu tháng 4 trên các trà lúa diện lúa xanh tốt với DTN từ 3.250 ha, tỷ lệ bệnh từ 15 - 20% số dảnh, cấp từ 1 - 3; trong đó có 50 ha bị nhiễm nặng TLB từ 35 - 40% số dảnh, cấp từ 3-5; đã phun trừ 3.088 ha bằng các loại thuốc đặc hiệu. Ngoài ra trên đồng ruộng còn có ruồi hại lá, bọ xít đen gây hại rải rác; bệnh vàng lá, khô đầu lá sinh lý phát sinh trên diện rộng.
Theo ĐàiKhí tượng thủy vănHải Dương, vụĐông xuân 2016-2017: Gió mùa Đông Bắc hoạt động sớm nhưng rét có thể ở mức bình thường, nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN là19,70C). Số ngày rét đậm, rét hại ít, không kéo dài.
Theokế hoạch toàn tỉnh sẽ gieo cấy60.100ha; dự kiến năng suất 65 tạ/ha, trong đó, lúa trà xuân sớm là 6.100 ha, chiếm 10% diện tích;lúa trà xuân muộn: 54.000 ha, chiếm 90% diện tích.
Căn cứ diễn biến thời tiết, cơ cấu cây trồng kết hợp cùng với diễn biến sâu, bệnh hại phát sinh hàng năm; Chi cục Bảo vệ thực vật dự báo vụ chiêm xuân 2016 - 2017 có một số đối tượng sâu, bệnh-dịch hại chính như sau:
Dự báo bệnh đạo ôn gây hại cao hơn vụ xuân năm 2016 về cả mức độ và phạm vi. Lúc đầu xuất hiện một vài ổ trên giống nhiễm vào giữa tháng 3 bệnh hại tăng dần và hại nặng đến đầu tháng 4. Bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện và gây hại từ tháng 4,5 (khi lúa trỗ gặp thời tiết âm u, có mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài; khả năng bệnh đạo ôn cổ bông sẽ phát sinh gây hại cao hơn vụ xuân năm 2016.
Bệnh rầy nâu và rầy lưng trắng gây hại tương đương vụ xuân 2016. Rầy lứa 1 xuất hiện rải rác với mật độ thấp trên trà xuân sớm phạm vi phân bố hẹp; rầy lứa 2 xuất hiện từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 gây hại cục bộ trên giống nhiễm; rầy lứa 3 gây hại từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 đây lứa rầy nguy hại nhất ở vụ xuân với mật độ cao, phạm vi phân bố rộng; lúa ở giai đoạn trỗ thoát đến chín sáp (đỏ đuôi). Các giống lúa thơm, lúa nếp, lúa lai... thường bị rầy gây hại nặng; nếu không tổ chức phòng trừ tốt sẽ gây cháy rầy trên diện rộng; dự báo khả năng rầy gây hại thấp hơn vụ xuân 2016.
Mức độ hại của bệnh khô vằn tương đương CKNT. Bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái đến trước khi thu hoạch; diện tích cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm; chân đất cao thường xuyên mất nước bệnh thường phát sinh gây hại nặng, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 10-20%, cao 30% số dảnh.
Mức độ hại của sâu cuốn lá nhỏ cao hơn CKNT; sâu non lứa 1 gây hại rải rác trên trà lúa xuân sớm với mật độ thấp; bướm lứa 2 vũ hoá vào giữa tháng 3, sâu non nở rộ cuối tháng 3 đầu tháng 4 gây hại trà xuân muộn với diện phân bố rộng; bướm lứa 3 vũ hoá giữa tháng 4, sâu non nở rộ đến đầu tháng 5 hại cục bộ lá đòng trên diện tích xanh tốt, đặc biệt diện tích bón đạm muộn; mức độ hại cao hơn CKNT.
Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại khi cây lúa ở giai đoạn đứng cái đến đòng trỗ; trên những giống có bản lá to, lúa lai, Hương thơm, Bắc thơm là giống mẫn cảm với bệnh bạc lá, dự báo mức độ, phạm vi gây hại của bệnh cao hơn vụ xuân năm 2016. Ngoài ra trên đồng ruộng còn xuất hiện Ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ sinh lý, ruồi vàng, bọ trĩ gây hại đầu vụ; Bọ xít đen, bệnh thối thân, bệnh vàng lá-khô đầu lá gây hại giữa vụ; Bệnh lem lép hạt, bệnh phoi trắng đầu bông gây hại cuối vụ. Chuột gây hại năm nay dự kiến cao hơn vụ xuân 2016, chúng sẽ gây hại ngay từ đầu vụ cho đến trước khi thu hoạch với phạm vi và mức độ gây hại cao hơn CKNT.
- Một số giải pháp phòng trừ:Các hộ nông dân cần áp dụng 3 giảm, 3 tăng và kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) bón cân đối, bón sớm bón tập trung; chương trình 1 phải 5 giảm, 3 tăng, chương trình quản lý và phòng trừ dịch hại IPM,...thực hiện gieo cấy đúng thời vụ; Chọn giống kháng ưa tập quán thâm canh, chân đất của địa phương; làm đất kỹ, nhuyễn, san phẳng; bón phân cân đối, bón sớm bón tập trung; hạn chế bón đạm, tăng cường phân hữu cơ, phân kaly giúp cây sinh trưởng phát triển tốt tăng sức chống chịu sâu, bệnh;Gieo cấy mật độ hợp lý; Người dân cần sử dụng mạ non, mạ đủ tuổi, loại bỏ mạ già;Giữ đủ nước trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, áp dụng điều chỉnh nước ruộng theo quá trình sinh trưởng của cây để đạt số dảnh hữu hiệu tối đa;phát hiện sớm khi sâu, bệnh-dịch hại mới phát sinh, tuổi nhỏ, ở diện hẹp để có biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ động diệt trừ chuột ngay từ khi bơm nước làm đất gieo cấy và giai đoạn lúa làm đòng (đòng non) bằng biện pháp thủ công, sinh học.
- Biện pháp thủ công:Thường áp dụng khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh thấp. Biện pháp này giảm thiểu gâyô nhiễm môi trường và chi phí thuốc BVTV, đặc biệt có hiệu quả cao với chuột hại, ốc bươu vàng, cỏ dại;
- Biện pháp hóa học:Đây là biện pháp cần thiết, cấp bách và sử dụng thuốc hoá học khi thật cần thiết hoặc khi có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh phát sinh tới ngưỡng. Người dân cần lựa chọn những loại thuốc đặc hiệu có độc tính thấp; có nguồn gốc sinh học như thuốc thảo mộc, vi sinh... Hạn chế sử dụng thuốc BVTV có độc tính cao. Khi sử dụng thuốc BVTV phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).
Bài của Đào Nguyên Hạnh
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2017