Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 400C. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tổng đàn gia cầm trong toàn tỉnh là 14,5 triệu con. Với thời tiết nắng nóng liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi gia cầm mà nông dân và các chủ trang trại cần phải lưu ý để nên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho đàn gia cầm.

Gia cầm là loài không những không có tuyến mồ hôi để thoát nhiệt có bộ lông dày phủ kín thân, vì thế càng làm cho nhiệt độ của cơ thể gia cầm tăng trong những ngày nắng nóng. Để giúp bà con chăn nuôi sử dụng các biện pháp kỹ thuật về phòng, chống nắng nóng cho gia cầm trong mùa hè và hạn chế tình trạng stress nhiệt cho đàn gia cầm; các chủ trang trại cần lưu ý một số biện pháp sau:

1. Chuồng trại

 - Chuồng nuôi phải thiết kế cao ráo, thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè, tránh được mưa tạt, gió lùa. Mái chuồng nên lợp mái ngói mũi hoặc mái lá để đảm bảo sự thông thoáng và lưu thôngkhông khí được tốt.

- Hướng chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam hoặc chính Nam để tránh bức xạ mặt trời chiếu vào. Bố trí trồng cây xanh xung quanh chuồng để tạo bóng mát cho đàn gia cầm.

- Nền chuồng sạch sẽ, luôn có chất độn chuồng trải mỏng và được thay định kỳ để nền chuồng luôn khô ráo, sạch và tránh tồn lưu mầm bệnh.

- Đối với chuồng nuôi kín, hệ thống quạt thông gió và giàn mát phải được lắp đặt hợp lý (nên theo hướng dẫn của kỹ sư thiết kế chuồng trại) sao cho thông thoáng nhất và giảm được lượng khí độc lưu thông trong chuồng đặc biệt đối với trại gà đẻ. Chuồng kín phải có một lớp bạt che chắn cho dàn mát, ban ngày kéo hạ bạt xuống, ban đêm kéo bạt lên một nửa cho thông gió.

 - Những ngày nhiệt độ nên cao cần bố trí hệ thống vòi phun nước phía đầu dàn mát và trên mái để làm mát cho cả trong và ngoài dãy chuồng, nên phun vào thời điểm nóng nhất trong ngày, khoảng từ 10 - 11 giờ trưa cho đến 3 - 4 giờ  chiều. Khi phun mưa cần lưu ý đến việc tăng cường thông gió và thoát nước xung quanh chuồng tránh làm ướt chất độn chuồng.

2. Nuôi dưỡng và chăm sóc

- Cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng không ôi thiu, mốc, thối, không nhiễm bẩn, cho ăn đầy đủ khẩu phần dinh dưỡng theo nhu cầu sinh trưởng từng giai đoạn phát triển của gia cầm.

- Tăng cường nước sạch và mát, tăng lượng nước cũng như máng uống.  Đường ống dẫn nước không nên để lộ thiên, bể nước có thể xây ngầm hoặc có mái cách nhiệt để giữ cho nước càng mát càng tốt sẽ giúp cho gia cầm hạ thấp được nhiệt độ trong cơ thể.

- Nhiệt cơ thể gia cầm tăng từ 7 - 12% sau 2 giờ cho ăn do trao đổi chất của thức ăn vào làm tăng phần lớn nhiệt độ cơ thể. Vì vậy nên cho gia cầm ăn vào buổi sáng sớm, chiều mát và ban đêm, tránh khung giờ cao điểm từ 9 - 15 giờ. Chia làm nhiều bữa ăn cho gia cầm trong ngày, mỗi lần cho gia cầm ăn ít nhưng tăng số bữa.

- Cho ăn lượng canxi cần thiết sẽ giúp cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng đối vớigà đẻ.

- Tăng số máng ăn (đặc biệt đối với gà thả vườn) điều này sẽ làm cho gia cầm không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để lấy thức ăn.

+ Bổ sung vitamin C,B. Complex và chất điện giải pha với nước sạch cho gia cầm uống; đối với gà đẻ trong mùa nóng giảm hàm lượng đạm (ngô, thóc...) cho ăn thêm rau xanh, bã đậu tương.

3. Mật độ nuôi

- Trong những ngày nắng nóng cần san thưa, nuôi nhốt với mật độ nuôi thích hợp cho từng loại, từng lứa tuổi của gia cầm cụ thể: Gà trống, gà đẻ nuôi nhốt: 3 - 5 con/m2; Gà con úm 50 - 60 con/m2; Gà có trọng lượng < 1 kg: 20 - 25 con/m2; Gà có trọng lượng > 1 kg: 10 - 15 con/m2

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi, với mức nhiệt đảm bảo từ 22 - 250C; ẩm độ 75%, hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi, dùng nhiệt kế và ẩm kế đặt trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 250C thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát; còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.

4. Phòng bệnh bằng tiêm vaccine

- Tiêm phòng đầy đủ các bệnh nguy hiểm: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek, IB. 

- Phun sát trùng định kỳ 2 - 3 lần/tuần. Tẩy giun sán, diệt chuột bọ xung quanh chuồng trại. Hạn chế đến mức tối đa việc cho người lạ hoặc những người không có nhiệm vụ ra - vào khu vực chăn nuôi.

 - Theo dõi hằng ngày để phát hiện sớm khi đàn gia cầm có những biểu hiện khác thường hoặc chết không rõ nguyên nhân, tiến hành cách ly và báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan dịch bệnh ra toàn đàn.

 - Sau mỗi đợt nắng nóng, bà con cần chủ động bổ sung vitamin, điện giải, Bcomplex giàu vitamin và chất dinh dưỡng tránh để gà thiếu chất, giảm cân, giảm đẻ và mệt mỏi; thực hiện để trống chuồng 15 ngày sau khi xuất bán và làm vệ sinh sạch mới cho nhập con gống về.

- Lưu ý tránh xuất bán, vận chuyển gia cầm vào thời điểm từ 10 - 15 giờ vì đây được cho là thời điểm nắng nhất trong ngày.

Trên đây là các biện pháp phòng, chống nóng cho gia cầm; các chủ trang trại nên quan tâm và tùy thuộc vào điều kiện chăn nuôi, điều kiện thời tiết để linh động trong công tác phòng, chống nắng nóng cho gia cầm, đảm bảo cho đàn gia cầm sinh trưởng và phát triển tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao, cho ra các sản phẩm thịt, trứng gia cầm có giá trị dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Bài của Nguyễn Minh Đức, Chi cục Chăn nuôi và Thú y

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2021.


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập175
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,321,923
  • Tổng lượt truy cập4,027,127
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây