Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Hà, mô hình phát triển kinh tế trang trại trong sản xuất của huyện đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đã dạng các loại cây trồng, vật nuôin có giá trị kinh tế cao, tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, giúp người dân phát huy được lợi thế, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm trong cơ chế thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển trang trại

Từ năm 2020 - 2021, tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” và đề án “Phát triển diện tích cấy lúa bằng máy giai đoạn 2020 - 2025”, huyện Thanh Hà cũng đã triển khai kế hoạch thực hiện 2 đề án đảm bảo đúng theo hướng dẫn của các cấp.

Huyện đã tổ chức hơn 200 lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho 15.000 lượt người dân tham dự nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ để kinh tế trang trại phát huy được tiềm năng và thế mạnh về đất đai, lao động, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn và đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Hà.

Hiện nay toàn huyện có 11 trang trại đang hoạt động có hiệu quả gồm có 3 trang trại trồng trọt, 8 trang trại chăn nuôi với tổng diện tích lên tới 45 ha. Vốn đầu tư của các trang trại là 55,75 tỷ đồng, trung bình vốn đầu tư từ 300 triệu đến 10 tỷ đồng/trang trại. Toàn huyện có 5 trang trại được hưởng các cơ chế chính sách hỗ trợ với tổng kinh phí là 1,7 tỷ đồng. Qua đó giúp các trang trại có nguồn vốn để phát triển, mang lại doanh thu lớn. Các trang trại có có doanh thu từ 1 - 14 tỷ đồng, đặc biệt các trang trại chăn nuôi có doanh thu trung bình khoảng 5 tỷ đồng/trang trại. Các trang trại đã tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động thời vụ và 54 lao động thường xuyên, có thu nhập ổn định, trung bình có 5 - 6 lao động/trang trại.

Để kinh tế trang trại tiếp tục phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của huyện, đóng góp có hiệu quả vào phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, huyện Thanh Hà đã quy hoạch, tạo quỹ đất để phát triển trang trại. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng như hệ thống thủy lợi, giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở sản xuất, cung ứng giống cây, con…đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển sản xuất của trang trại. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và phát triển kinh tế trang trại tạo nguồn nông sản hàng hóa tập trung. Tổ chức tập huấn đào tạo cho các chủ trang trại về khoa học kỹ thuật mới cũng như nâng cao trình độ quản lý, kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ thuật để phát triển sản xuất.

Tạo điều kiện để các trang trại tham gia các loại hình bảo hiểm nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra, sớm khôi phục sản xuất. Thực hiện liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, đóng gói, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của trang trại; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chế chiến với công nghệ tiên tiến để thu mua, chế biến nông sản hàng hóa và tiêu thụ trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sạch, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, có giá trị kinh tế cao trên thị trường tiêu thụ.

Ứng dụng KHCN để phát triển các trang trại theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi đúng của huyện Thanh Hà, góp phần thực hiện việc tích tụ ruộng đất, phát triển nông nghiệp hàng hóa, tập trung, chuyên canh. Từ đó nâng cao năng suất, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bài của Hải Ninh

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12 năm 2022


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Chuyên trang Tiết kiệm năng lượng
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay9,027
  • Tháng hiện tại18,276
  • Tổng lượt truy cập1,847,302
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây