Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp với kinh tế số và chuyển đổi số trong hội nhập quốc tế

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải đăng ký giải thể, hoặc phá sản; tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp đã biết nắm bắt cơ hội trong chuyển đổi số để tiếp tục đứng vững trên thị trường và phát triển.
Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp với kinh tế số và chuyển đổi số trong hội nhập quốc tế

Mặt khác, có sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương nên các doanh nghiệp đã chủ động thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và lưu thông hàng hóa, tăng cường các hoạt động xúc tiến, giao lưu thương mại...Có được kết quả đó, hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng triệt để kinh tế số và chuyển đổi số trong doanh nghiệp cho phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Trong đó, các doanh nghiệp đã tăng cường các hoạt động xúc tiến, giao lưu và phát triển thương mại điện tử, dự báo giá cả hàng hóa sát nhu cầu thị trường, cùng với nắm bắt tâm lý khách hàng để điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp. Đây là cơ hội đem lại, nhưng cũng không ít thách thức, khó khăn mà các doanh nghiệp khi tham gia kỷ nguyên số cần phải quan tâm.

Về cơ hội

Hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số tạo ra cơ hội thu hút mọi nguồn lực, tạo bước đột phá, nhảy vọt và đi thẳng vào xây dựng hạ tầng số hiện đại như các nước phát triển. Cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội cho các tổ chức/doanh nghiệp kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu; tạo cơ hội thu hút nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, công nghệ số và nguồn nhân lực có kỹ năng số; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, thời cơ, động lực cho doanh nghiệp bứt phá vươn lên. Trong quan hệ hợp tác quốc tế chuyển từ quan hệ “bị động’’ sang “chủ động’’ và phát huy sức mạnh “mềm’’ góp phần quan trọng vào tăng trưởng của tổ chức/doanh nghiệp theo hướng phát triển bền vững, nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Về thách thức

Hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên số, sẽ luôn tạo ra nguy cơ tụt hậu về công nghệ trong đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ và tay nghề của người lao động. Vì vậy tổ chức/doanh nghiệp muốn bắt kịp và hòa nhập nền kinh tế số, xã hội số thì cần phải đánh giá kỹ hiện trạng, tiềm lực về tài chính, những vấn đề cần cải tiến trong quá trình sản xuất, kinh doanh, kết nối sản phẩm. Từ đó, xác định đổi mới và ứng dụng công nghệ số phù hợp với trình độ quản trị doanh nghiệp, cơ sở vật chất, chuẩn bị tiềm lực sẵn sàng đầu tư nền tảng để “hấp thụ” làn sóng công nghệ mới, kết nối thông tin và tối ưu hóa để tạo điều kiện đưa các sản phẩm ra thị trường một cách nhanh nhất với chi phí rẻ nhất.

Lợi ích mang lại khi ứng dụng kinh tế số và chuyển đổi số

Khi tổ chức/doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số từ giấy sang ứng dụng công nghệ thông minh để quản trị doanh nghiệp của mình trong việc lưu trữ, quản lý, xử lý các dữ liệu bằng phương pháp số hóa. Ngoài ra còn mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao; khi sử dụng thông tin đã được số hóa sẽ giúp cho phương thức hoạt động đơn giản và hiệu quả hơn với các dữ liệu có thể được truy cập ngay lập tức và không mất thời gian phải truy tìm trong các tập hồ, sơ, tài liệu được lưu trữ trong tủ hoặc trong kho.

Ngoài ra với chuyển đổi số tổ chức/doanh ngiệp có thể thay đổi quy trình của mình khi ra quyết định sớm hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn trên cơ sở đã có đầy đủ các thông tin được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, sẽ tận dụng và khai thác khả năng, cơ hội, thách thức; cũng như thông tin để lựa chọn khách hàng trong khai thác, tiếp cận khách hàng sớm nhất, là phương pháp tạo sự hấp dẫn hơn đối với khách hàng tiềm năng. Đồng thời thông qua ứng dụng công nghệ sẽ cập nhật, đánh giá kịp thời các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn cần phải đối mặt, hạn chế thấp nhất rủi ro trong quá trình sản xuất, kinh doanh mới.

Việc chuyển đổi sử dụng công nghệ số hóa hiện nay không còn là vấn đề mới đó là “bước đi" “yêu cầu" bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn tồn tại để tăng sức cạnh tranh, chìa khóa để tiến vào hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên công nghệ cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Mục đích cuối cùng và quan trọng nhất của chuyển đối số chính là tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy trước khi lựa chọn các mô hình, lĩnh vực hoạt động cần phải đánh giá, xem xét cụ thể để ứng dụng công nghệ chuyển đổi số phù hợp, hiệu quả.

Bài của TS. Nguyễn Đình Bộ

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2021.


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,320,860
  • Tổng lượt truy cập4,026,064
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây