KHCN đã giúp ngành nông nghiệp chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung quy mô lớn, kiểm soát được chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng suất…đồng thời tích hợp ứng dụng trong nông nghiệp công nghệ cao bao gồm: Công nghiệp hóa nông nghiệp, tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học; các giống cây trồng, vật nuôi năng suất, chất lượng cao...các quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ... cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2022, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và Khảo nghiệm giống đã thực hiện: Chuyển giao ứng dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà lưới, nhà màng dùng đèn Led chuyên dụng diệt côn trùng hại cây trồng tại Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Nam Vũ, xã Liên Mạc (Thanh Hà) và Hợp tác xã Tân Minh Đức, xã Phạm Trấn (Gia Lộc) với diện tích 1.500 m2. Nhằm hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, góp phẩn làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ban chủ nhiệmnhiệm vụđã lựa chọn được mô hình trồng bắp cải tại hộ bà Lương Thị Cúc, thôn Mạc Thủ, xã Liên Mạc (Thanh Hà) quy mô 500 m2, mô hình trồng dưa lưới tại hộ bà Hoàng Thị Hảo và hộ ông Phùng Danh Viên, thôn Nam Cầu, xã Phạm Trấn (Gia Lộc) quy mô 1.000 m2. Mỗi mô hình được hỗ trợ một hệ thống chiếu sáng gồm: 5 đèn led chuyên dụng bắt côn trùng moden: DCT.01 DA 8W, được Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật với đầy đủ phụ kiện kèm theo để hoạt động dễ dàng, đáp ứng nhu cầu để đèn hoạt động bắt được các loại côn trùng trong nhà màng, nhà lưới, đúng kỹ thuật sử dụng công nghệ phổ ánh sáng thu hút và tiêu diệt các loại côn trùng hại cây trồng trong nhà màng, nhà lưới.
Để giúp các hộ nông dân nắm vững kiến thức cũng như vận hành hệ thống đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn vàhiệu quả cao, Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn ở xã Liên Mạc (Thanh Hà) và xã Phạm Trấn (Gia Lộc) có trên 100 đại biểu tham gia, cấp phát được trên 100 bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật sử dụng đèn bắt côn trùng cho các đại biểu tham gia lớp tập huấn, về kỹ thuật sử dụng công nghệ phổ ánh sáng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật sử dụng công nghệ ánh sáng đèn chuyên dụng bắt côn trùng DCT.01 DA 8W để dẫn dụ và tiêu diệt các loại côn trùng hại cây trồng.
Các loài côn trùng nói chung đều có quang ứng động (phototaxis), sản phẩm sử dụng đặc tính này để thu hút chúng bằng phổ ánh sáng UVA và tiêu diệt chúng bằng sốc điện áp cao bởi lưới điện bằng kim loại. Với đặc điểm các loại côn trùng bị thu hút như bướm các loại, rầy nâu, bọ trĩ, muỗi mắt, bọ cánh cứng... Tiêu thụ ít điện năng, an toàn và hiệu quả, dễ dàng vận hành và làm sạch, không khói, không sử dụng hóa chất. Sử dụng hiệu quả trong nhà kính, nhà màng, nhà ở, khách sạn, bệnh viện, văn phòng...Côn trùng bay vào đèn, sẽ gây ra các tiếng nổ nhỏ và bị tiêu diệt. Sau một thời gian sử dụng côn trùng tập trung nhiều tại lưới đánh điện và khay đựng phía dưới. Vì vậy, nên thường xuyên vệ sinh hai bộ phận này để không làm giảm hiệu quả của đèn. Khi sử dụng đèn côn trùng nên hạn chế sử dụng các nguồn sáng khác để côn trùng không bị ảnh hưởng dẫn đến giảm hiệu quả đánh bắt. Đèn côn trùng phải được treo ngang và không được tiếp xúc gần với vật dễ cháy. Tránh xa tầm tay trẻ em, không đặt ở nơi trẻ em có thể dễ dàng chạm vào đèn.
Côn trùng bắt gặp khi thắp đèn ngày đầu và các lần tiếp theo cho thấy tần suất giảm dần sau ba ngày thắp đèn liên tục và ngừng thắp đèn ba ngày tiếp theo, sau đó lại tiếp tục thắp cho thấy, số lưọng côn trùng bắt gặp chủ yếu là bướm xám, chí thân sâu xanh, bọ trĩ, bọ rầy, muỗi mắt... Thắp ba ngày liền sau nghỉ ba ngày tiếp theo, tần suất bắt gặp giảm mạnh càng về các chu kỳ sau số lượng côn trùng bắt gặp càng ít. không còn khả năng gây hại cho cây trồng, do vậy không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật. Đèn bắt côn trùng DCT.01 DA 8W của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, có tác dụng thu hút và diệt được các loại côn trùng gây hại cây trồng. Lượng côn trùng bị tiêu diệt qua mỗi lần thắp đèn mà không gây hại được cho cây trồng.
Hiệu quả kinh tế khi dùng đèn bắt côn trùng cho 1.000 m2 nhà màng, nhà lưới sẽ tiết kiệm được 1.480.000 đồng/vụ dưa lưới và vụ bắp cải, mặc dù với số tiền tiết kiệm được không lớn, nhưng giá trị lớn nhất là giảm thiểu ô nhiễm độc hại trong nhà màng, nhà lưới. Mặc dù mức đầu tư ban đầu lớn tiền mua đèn, xong thời gian sử dụng lâu. Nếu khấu hao theo giờ mỗi năm 3 vụ chi khấu hao hết một trệu đồng, khấu hao trong 10 năm. So với không dùng đèn sau 7 năm phần chi phí tăng thêm cũng bằng vốn bỏ ra mua đèn (7 năm x 1.480.000đồng = 10.360.000 đồng.
Bài của Phan Huy Toán
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12 năm 2022