Ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030

Sau 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06 với phương châm 5 rõ “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm”, tỉnh Hải Dương đã thực hiện đồng bộ các biện pháp giải pháp để giải quyết những khó khăn, vướng mắc để đầu tư hạ tầng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, chất lượng nguồn nhân lực…
Ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030

Huyện Nam Sách có 01 trong 100 đơn vị Công an cấp xã về đích đầu tiên trên toàn quốc hoàn thành việc cấp CCCD gắn chíp và là huyện đầu tiên trong tỉnh về đích sớm hơn so với thời gian tỉnh giao. Kết quả có 9/25 DVC thiết yếu đạt tỷ lệ 100% người dân đăng ký qua cổng DVC quốc gia; có 10/25 dịch vụ công đạt từ 90% trở lên người dân đăng ký hồ sơ qua cổng DVC. Qua đó góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh, đã tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC.

Hoạt động của Tổ công tác Đề án 06 tại các xã, thôn, khu dân cư, tổ dân phố đã phát huy vai trò tích cực nòng cốt trong công tác truyền thông, vận động và hướng dẫn công dân về các tiện ích của Đề án 06. Việc niêm yết công khai hướng dẫn đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã được thực hiện nghiêm túc, góp phần hướng dẫn người dân, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng ứng dụng VNeID, sử dụng thẻ CCCD gắn chíp, thiết bị đọc QR-Code, chíp trên thẻ CCCD thay thế việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện TTHC, giao dịch dân sự.

Tỉnh Hải Dương đã hoàn thành việc xây dựng quy trình trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử, trọng tâm là số hóa toàn bộ hồ sơ giải quyết TTHC gắn với thực hiện chữ ký số điện tử trong toàn bộ quy trình. Cấp chứng thư số cho 5.600 cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị. Việc thực hiện số hóa, kết quả TTHC của các sở, ngành số hóa thành phần hồ sơ đạt tỉ lệ 99,79%, số hóa kết quả giải quyết đạt tỉ lệ 99,59%; UBND cấp huyện số hóa thành phần hồ sơ đạt tỉ lệ 98,56%, số hóa kết quả giải quyết đạt tỉ lệ 98,27%.

 Hải Dương đã hoàn thành hợp nhất Cổng DVC và Hệ thống Một cửa điện tử thành Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh Hải Dương. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện rà soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết để công bố, công khai đầy đủ, rõ ràng, thống nhất trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC, hệ thống Thông tin giải quyết TTHC tỉnh; đảm bảo tích hợp, chia sẻ, đồng bộ toàn bộ dữ liệu TTHC đã được công bố. Đến nay, Văn phòng đã kiểm soát và trình Chủ tịch UBND tỉnh 70 duyết định công bố thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của các cơ quan, đơn vị, địa phương, với tổng số 672 thủ tục hành chính, trong đó, thủ tục hành chính mới ban hành 64 thủ tục, thủ tục hành chính thay thế 05 thủ tục, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung 544 thủ tục, bãi bỏ 59 thủ tục hành chính. Nội dung thủ tục hành chính được công khai đầy đủ trên cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên trang thủ tục hành chính theo đúng quy định. Tổng số TTHC đã tích hợp, cung cấp DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia trên địa bàn tỉnh là 612 TTHC, đạt tỷ lệ 33.8%; Tính đến hết tháng 10/2023, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 860.246 hồ sơ, đã giải quyết 844.567 hồ sơ, đang giải quyết 15.679 hồ sơ. Năm 2023, có 24 cơ quan tổ chức đã rà soát, đơn giản hóa, đã hoàn thành báo cáo kết quả rà soát, đơn giản hóa TTHC.

Kết quả thực hiện thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia, và hệ thống thông tin giải quyết TTHC được 270.196 giao dịch thành công với số tiền là trên 96,4 tỉ đồng. Kết quả đánh giá, xếp hạng của Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC trên Cổng DVC quốc gia (số liệu tính đến ngày 31/10/2023), tỉnh Hải Dương đạt 77,32/100 điểm, đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố, trong đó có Cổng DVC trực tuyến xếp thứ 4/63 tỉnh thành trên cả nước một số chỉ tiêu đạt cao như: chỉ số về mức độ hài lòng 18/18 điểm; chỉ số về số hóa hồ sơ 17/22 điểm; chỉ số về tiến độ, kết quả giải quyết 17,9/20 điểm; chỉ số về công khai, minh bạch 13/18 điểm,...

Đối với 25 DVC thiết yếu của tỉnh Hải Dương tăng cao. Đến ngày 30/11/2023: 470.208/567.566, đạt 83%, cao hơn 58% so thời điểm cuối năm 2022. 02 thủ tục liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng đạt 100% hồ sơ.

Hải Dương là một trong các tỉnh có số lượng hồ sơ phát sinh lớn. Kết quả triển khai thực hiện 28 DVC trực tuyến thiết yếu theo Quyết định 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ, đã tích hợp và triển khai DVC “Xác nhận thông tin về cư trú” với số hồ sơ trực tuyến tính đến ngày 30/11/2023 là 26.080 hồ sơ, đạt tỉ lệ 95%. Còn 27 DVC còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan cấp bộ, ngành, trung ương. Việc chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC trên cơ sở sử dụng, xác thực, chia sẻ dữ liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc sử dụng định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh.

Về đồng bộ thẻ BHYT khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân là 1.738.685 người, đạt tỷ lệ 99,42%. Tỉnh Hải Dương đã có 282 đạt 100% cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng Căn cước công dân (đạt tỷ lệ 100%) với 950.921 lượt tra cứu, trong đó có 828.685 lượt tra cứu thành công phục vụ khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân gắn chip, đạt tỷ lệ 87,16%. Thực hiện phê duyệt cho 1.619 bác sỹ của 286 cơ sở khám chữa bệnh với 1.132.989 đơn thuốc được đẩy trên phần mềm. 100% các cơ sở KCB đã thực hiện công tác KCB bằng phần mềm HIS; khoảng 50% kết nối dữ liệu cận lâm sàng từ phần mềm LIS sang phần mềm HIS. Đến nay đã có 2.720.819 lượt khám bệnh, chữa bệnh, trong đó có 2.496.034 lượt khám chữa bệnh ngoại trú và 224.875 lượt bệnh nhân điều trị nội trú được thống kê, báo cáo trên phần mềm Giám định BHYT.

Đến nay đã có 148 đơn vị cơ sở khám chữa bệnh (13 đơn vị), cơ sở cho thuê lưu trú (135 đơn vị) sử dụng phần mềm ASM để thực hiện công tác thông báo lưu trú, số lượng khách check in là 22.206 lượt; số lượng thông báo là 3.050 lượt. Qua đó giúp các cơ sở gửi thông báo lưu trú 10 đến cơ quan Công an nhanh chóng kịp thời, góp phần trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Thực hiện liên thông điện tử đối với 02 nhóm TTHC đã đem lại một số thuận lợi cho người dân, giúp người dân trong việc giảm thời gian, chi phí đi lại.

Hải Dương có 333 máy ATM, số máy POS 1.818 máy, số lượng thẻ phát hành 4.024.000 thẻ, trên 70% người trưởng thành đã có tài khoản ngân hàng. Với 25 chi nhánh ngân hàng thương mại đã triển khai giải pháp xác thực người dân qua thẻ CCCD gắn chíp trong một số nghiệp vụ như: Xác thực, định danh khách hàng tại quầy giao dịch; xác thực, định danh khách hàng từ xa qua mạng Internet (eKYC) để mở tài khoản, thực hiện các giao dịch ngân hàng điện tử, ngân hàng số với tổng số tài khoản được mở là 658.181 tài khoản (tăng 103% so với cùng kỳ năm trước). Việc ứng dụng thẻ CCCD gắn chíp, định danh điện tử VNeID trong khám chữa bệnh, khai báo lưu trú và thanh toán không dùng tiền mặt... đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người dân có thẻ CCCD gắn chíp, ứng dụng VNeID thay thế thẻ BHYT giấy, giúp người dân giảm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí...

Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo đã triển khai phần mầm EMIS quản lý khoản thu và thanh toán không dùng tiền mặt đến 853/853 các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh. Năm học 2022-2023, các cơ sở giáo dục thực hiện thanh toán học phí và các khoản dịch vụ giáo dục theo phương thức thanh toán không dùng tiền mặt… Số cơ sở giáo dục đã chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt tỷ lệ 68,54%; Tỉ lệ số tiền thu học phí bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đạt tỉ lệ 48,51%.

Năm 2023, số người hưởng nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua ATM là 22.839 người chiếm 23,6%; Số người hưởng chế độ BHXH một lần qua ATM là 19.751 người, chiếm 95%; Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp là 11.360 người. Lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đạt 26,5%; BHXH một lần đạt 97,5%.

Thực hiện thu nhận trên 1,7 triệu hồ sơ CCCD gắn chíp; có 1,4 triệu hồ sơ định danh điện tử, đã hoàn thành chỉ tiêu cấp Căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn. Công tác đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và kết quả ứng dụng các tiện ích của thẻ CCCD/ĐDĐT, dữ liệu dân cư. Trong công tác thu thập, thống kê, rà soát, làm sạch các dữ liệu đảm bảo dữ liệu thông tin dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu và phục vụ phòng ngừa đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bộ phận Một cửa các cấp khi thực hiện TTHC, giao dịch dân sự không yêu cầu công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú mà sử dụng 07 phương thức ứng dụng dữ liệu dân cư và CCCD để xác định nơi cư trú của công dân khi thực hiện TTHC. Công an tỉnh đã thực hiện xong 9 chỉ tiêu làm sạch: Rà soát, xác minh danh sách BHXH tạm trú khu công nghiệp 53.829 trường hợp; Xác minh danh sách xác thực nhà mạng 46.217 trường hợp; Rà soát, cập nhật quản lý đối tượng: 21.739 đối tượng; Làm sạch thông tin vợ/chồng trong CSDLQG về DC, tổng số nghi trùng thông tin CMND/CCCD vợ chồng cần thực hiện rà soát, cập nhật: 30.853 trường hợp. Xác minh, rà soát danh sách lệch thông tin giữa dữ liệu nguồn từ Bộ Tư pháp (Đăng ký khai sinh từ năm từ 2016) và dân cư 1.339; Rà soát danh sách chưa có, hoặc thông tin sai lệch giữa CSDL thuế và CSDL về DC 207.211 trường hợp; Rà soát, cập nhật danh sách biến động không rõ nơi cư trú 220trường hợp; Rà soát danh sách chưa có, hoặc thông tin sai lệch giữa BHXH với CSDL về DC 29.330 trường hợp; Rà soát danh sách thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch 2.149 trường hợp, đạt 100%. Tiếp tục rà soát thực hiện việc làm sạch, các trường hợp đủ điều kiện huỷ số ĐDCN/CCCD là 163 trường hợp.

Sau 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06, cấp uỷ, chính quyền các cấp, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đơn vị, địa phương đã nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai thực hiện. Kết quả đã góp phần nâng cao chỉ số CCHC của tỉnh, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các TTHC và giao dịch dân sự. Qua đó khẳng định những tiện ích từ ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.

Bài của Phạm Ninh Hải

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 4 năm 2024


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay29,427
  • Tháng hiện tại412,983
  • Tổng lượt truy cập4,728,403
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây