Hải Dương: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã

Trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cấp xã (xã, phường, thị trấn) là một trong bốn cấp hành chính. Cấp xã là cấp thấp nhất, gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.

Hải Dương: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã

Năm 2016, Tỉnh ủy ban hành Đề án số 01 - ĐA/TU ngày 29/8/2016 về “Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020”. Ngày 15/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương ban hành Đề án số 02 - ĐA/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021 - 2030. Đề án trên nhằm cụ thể hóa tầm nhìn đổi mới của các cấp lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong giai đoạn mới. Qua đó, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tỉnh Hải Dương đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như quá trình phát triển của tỉnh Hải Dương theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đưa ra mục tiêu tổng quát về xây dựng và phát triển: “Phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Từ năm 2023 - 2024, Trường Chính trị tỉnh đã thực hiện đề tài “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn có khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Hải Dương”nhằm đánh giá thực trạngvà xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý nhà nướccủa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nơi có khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ CB, CC cấp xã trên địa bàn có khu, cụm công nghiệp tại tỉnh Hải Dương.

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Hải Dương đã triển khai xây dựng, phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN). Đến nay, trên toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp và 31 cụm công nghiệp đang hoạt động nằm trên địa bàn của hàng trăm xã, phường, thị trấn thuộc 12/12 huyện, thành phố, thị xã; nhiều khu và cụm công nghiệp mới đang được tiếp tục quy hoạch. Có thể thấy, trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương có sự đóng góp không nhỏ của các KCN, CCN, nhất là góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách của tỉnh, đưa tỉnh Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối thu chi và có một phần điều tiết về ngân sách Trung ương… Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp đáng kể của HTCT cơ sở, của đội ngũ CBCC cấp xã. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, vai trò của đôi ngũ CBCC cấp xã trong tham gia phát triển KT - XH, phát triển các KCCN tại các địa phương càng trở nên quan trọng.

Thực tiễn chứng minh rằng, năng lực QLNN của CBCC từ trung ương đến địa phương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đồng thời, nâng cao năng lực QLNN của CBCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong xây dựng bộ máy, hoàn thiện hệ thống chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở nước ta  hiện nay.

Để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai thực hiện nghiêm túc trên thực tế. Đề án số 01-ĐA/TU ngày 29/8/2016 về “Sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2016 - 2020”; Đề án số 02 - ĐA/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đắp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021 - 2030 do Tỉnh ủy ban hành đều đã cho thấy mục tiêu, quan điểm về xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với việc phát triển đội ngũ CBCC cấp xã.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nêu rõ mục tiêu phát triển Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, tạo nền tảng để Hải Dương sớm trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Trước nhiệm vụ đó, đội ngũ CBCC trong đó có CBCC cấp xã của tỉnh đã cơ bản đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ QLNN. Tuy nhiên, một bộ phận CBCC cấp xã, nhất là CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN còn hạn chế về năng lực, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với hoạt động QLNN trên địa bàn phát triển năng động về KTXH, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu phát triển chung của tỉnh.

Vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay đó là phải nâng cao năng lực QLNN cho CBCC cấp xã trong hệ thống chính trị ở cơ sở đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm nâng cao năng lực QLNN cho CBCC cấp xãcó ý nghĩa rất quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại.

Sau hơn một năm thực hiện đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN, đề tài đã phân tích làm rõ các vấn đề cơ bản:Về cấp xã và vị trí, vai trò của CBCC cấp xã; khái niệm, đặc điểm và vai trò của các KCCN; Tiêu chí đánh giá năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN; sự cần thiết nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN. Đề tài đã phân tích các yếu tố tác động đến năng lực QLNN của CBCC cấp xã nơi có KCCN; một số bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã cở các tỉnh, thành phố khác. Qua nghiên cứu cho thấy, việc nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN là yêu cầu cấp thiết; trong quá trình thực hiện cần quan tâm đến cả các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan tác động đến năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN.

Đề tài đã xây dựng 04 mẫu phiếu khảo sát, mỗi mẫu phiếu trên 30 chỉ tiêu và đã đã tiến hành điều tra, khảo sát theo mẫu trực tiếp về thực trạng năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN với quy mô 3.985 phiếu khảo sát (3.360 phiếu khảo sát cá nhân và 625 phiếu khảo sát tổ chức); đánh giá thực trạng năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN của tỉnh. Qua nghiên cứu, đánh giá về năng lực QLNN của CB, CC cấp xã ở những nơi có KCN, CCN tại Hải Dương đạt nhiều ưu điểm nổi bật như trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý nhà nước của CB, CC khá đảm bảo, ý thức thái độ của CB, CC cơ bản tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cho thấy năng lực QLNN của một bộ phận CB, CC cấp xã ở những nơi có KCN, CCN chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu nhất là một số năng lực đặc thù, chuyên biệt như năng lực tham gia xây dựng phát triển các KCN, CCN, năng lực kết nối tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, năng lực xử lý giải quyết các vấn đề phát sinh như quản lý đất đai, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tạo việc làm chưa thực sự tốt. Đề tài cũng đã phân tích làm rõ các nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm trong nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN tại tỉnh Hải Dương hiện nay.

Quakết quả nghiên cứu về thực trạng năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN tại tỉnh Hải Dương, Đề tài đã nghiên cứu xác định quan điểm, mục tiêu, xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã tại tỉnh Hải Dương theo ba nhóm giải pháp chính gồm: Nhóm giải pháp chung nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã tại tỉnh Hải Dương; nhóm giải pháp đặc thù về quản lý CBCC cấp xã nhằm nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN tại tỉnh Hải Dương và nhóm giải pháp hỗ trợvề quản lý KTXH, xây dựng hệ thống chính trị góp phần nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN, với tổng số 15 giải pháp cụ thể. Trong đó, khuyến nghị đối với tỉnh Hải Dương cần đặc biệt quan tâm tới các giải pháp đặc thù về quản lý CBCC nhằm nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN như xây dựng khung chương trình riêng, có cơ chế đặc thù hỗ trợ ĐTBD CBCC; xây dựng tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá; nâng cao vai trò, nhận thức và trách nhiệm của CBCC cấp xã đối với phát triển KTXH, phát triển các KCCN tại địa phương.

Đề tài đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học, giúp các cấp ủy, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, nâng cao năng lực QLNN của CBCC cấp xã trên địa bàn có KCCN. Đưa ra các khuyến nghị cho các cấp ủy, cơ quan QLNN có thẩm quyền trong quản lý và phát triển đội ngũ CBCC cấp xã.

Bài của Nguyễn Thị Nga

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2024


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây