Trong năm qua, khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát thực tiễn phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnhtheo hướng thiết thực, hiệu quả.Các ứng dụng đã từng bước làmthay đổitập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất chuyên nghiệp, an toàn, bền vững và gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững, có sự lồng ghép, tiếp cận với yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.
Năm 2021,UBND tỉnh phê với 35 nhiệm vụ ở 05 lĩnh vực gồm Khoa học nông nghiệp, Khoa học Y dược, Khoa học xã hội, Khoa học kỹ thuật công nghệ và Khoa học tự nhiên. Trong đó có 17nhiệm vụ thực hiện từ năm 2020chuyển tiếp sang năm 2021 và 18nhiệm vụ tuyển chọn mới, bắt đầu thực hiện từ năm 2021.
1. Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp
Các nghiên cứu đã phát triển theomô hình tập trung,gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, có sự ứng dụngđồng bộ cáctiến bộkỹ thuậtmới trong sản xuất, cơ giới hóa ở hầu hết các khâu. Bổ sung vào bộ giống lúa chất lượngcủa tỉnh, các nhiệm vụ KH&CN đã nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống mới ĐH12, Hương Bình, Nếp hương, Bắc Thịnh…
Giống lúa HD11 có khả năng chịu rét tốt, kháng bệnh đạo ôn tốt hơn hẳn giống lúa BT7, năng suất ổn định, cao hơn giống BT7 và chất lượng cơm tương đương giống BT7. Giống lúa chất lượng cao Gia Lộc 37 có ưu điểm cực ngắn ngày, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại tốt, giống nhiễm nhẹ đạo ôn lá, năng suất cao hơn giống BT7 và chất lượng cơm tương đương, là giống lúa được bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần chất lượng của tỉnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa gạo hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Giống BC15-02 kháng đạo ôn, cơm mềm, vị đậm và ngon,năng suất ổn định, tăng so với đối chứng BC15, hiệu quả kinh tế tăng đồng thời giống lúa chống chịu tốt với bệnh đạo ôn ở vụ xuân. Lúa SHPT 3 cho năng suất tốt, thể hiện nhiều đặc tính ưu việt: chịu ngập, chua úng, chống đổ tốt, thích nghi với các điều kiện thời tiết khắc nhiệt, hàm lượng amyloze phù hợp với chế biến bún, bánh.
Ngoài các nhiệm vụ KH&CNtrong lĩnh vực nàyđãtập trung nhân rộng, phát triển các mô hình sản xuất lúa gạo có giá trị cao như giống lúa chất lượng cao HD11, Gia Lộc 37, phát triển vùng nguyên liệu lúa SHPT3 phục vụ sản xuất bún, bánh. Các mô hình sản xuất nàyđều có quy mô tập trungtối thiểu từ10ha/điểmtrở lên, có liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện Nam Sáchvới mô hình phát triển giống lúa Bắc Thịnh gắn với bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện; TX. Kinh Mônphục tráng, khai thác và phát triển bền vững giống lúa Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.
Các nghiên cứu vềcây rau màuchủ yếu tập trungvàoứng dụng tiến bộ về giống mớivà tìm các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh hại trên cây rau màu cho thấy: giống dưa hấu mới F1 AD 070 và F1 VT 007 mẫu mã đẹp;ruột đỏ tươi, độ Brix (độ ngọt) 12,5 - 13, năng suất đạt 46 - 47 tấn/ha; 02 giống ngô nếp tím VNUA141 và ngô nếp trắng VNUA 69 cho năng suất cao hơn giống đối chứng khoảng 5 - 10%, trong đó giống ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA141 có thể sử dụng làm chất tạo màu tự nhiên, chiết xuất chất anthocyanin làm thành phần của thực phẩm chức năng chống oxy hóa. Về nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong canh tác rau màucũng đạt được một số kết quả như sau: ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để tuyển chọn giống hành chịu nhiệt mới theo mục tiêu năng suất cao, chất lượng tốt và chịu nhiệt độ cao để trồng trái vụ; nhân giống hành bằng phương pháp nuôi cấy mô để tạo nguồn giống sạch bệnh; xác định được nguyên nhân, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp khắc phục hiện tượng dưa lê, dưa hấu chết đồng loạt tại các vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh.
Các nghiên cứu vềcâyăn quả tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phòng, chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hóa tại thành phố Chí Linh. Một số ứng dụng và phát triển các giống mớicũng được nghiên cứu trong năm qua như: Giống vải chín sớm PH40 có năng suất và trọng lượng quả lớn, cùi dày, khai thác được thời vụ sớm, mang lại hiệu quả kinh tế cao; 02 giống táo mới VC01, VC0402 có đặc điểm sinh trưởng khỏe, thân lá xanh đậm, ít sâu bệnh hại, chín muộn; 03 giống cây ăn quả mới gồm: Hồng xiêm ruột đỏ có nguồn gốc Thái Lan; na dứa có nguồn gốc Đài Loan; bưởi da xanh trên đồng đất tỉnh Hải Dương.
Với mục đích xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát xuất xứ, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầmchủ yếu tập trung vào: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất an toàn, hiệu quả, thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết cung ứng giống, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển mô hình nuôi vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC và TsC theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn bằng việc sử dụng một số thảo dược bổ sung vào khẩu phần thức ăn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển giống bò lai hướng thịt được tạo ra từ công thức lai giữa đực giống Blanc Bleu Belge (BBB)của Bỉvới cái lai Zebucủa tỉnh.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, các nghiên cứutrong nămchủ yếu hỗ trợ hộ dân xây dựng mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita) phù hợp với điều kiện tỉnh.Với quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita) trong điều kiện cụ thể; quy trình chăm sóc và quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ốc nhồi, các biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường và phòng trị bệnh trong quá trình nuôi của Đề tài đã góp phần phát triển nghề nuôi ốc theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
2. Lĩnh vực Khoa học y,dược
Các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực này đã tập trungvàonghiên cứu phát triểncác dược phẩm mới hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính trong cộng đồngtừ nguồn thảo dược sẵn có như: sảnphẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng chủ trị với trường hợp viêm gan, vàng da từ diệp hạ châu đắng; sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu từ dầu béo của hạt tía tô; sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gout từ cây Lá lốt; “cao lỏng tiêu viêm HD” từ các vị thuốc lá móng, tô mộc, huyết giác, ngải cứu, khương hoàng, đinh lăng, cát căn, cam thảo.
Hải Dương là 1 trong 7 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch phát triển vùng dược liệu, vì vậy việc xây dựng thành công mô hình sản xuất cây dược liệu kim ngân hoatheo hướng GACP-WHO trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy nghiên cứutheohướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trịvà hiệu quả kinh tế.
3.Lĩnh vực Khoa học xã hội
Có 01 Đề tài do Trường Đại học Sao Đỏ chủ trì thực hiện, đã nghiên cứu xây dựng, áp dụng bộ chỉ số KPI (chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu để đo lường hiệu quả làm việc của các bộ phận chức năng và các cá nhân trong tổ chức) trong giao và đánh giá hiệu quả công việc trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Qua việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao và đánh giá hiệu quả công việc tại 4 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã khẳng định đây là một công cụ mới, ưu việt trong đo lường hiệu quả công việc trong giao và đánh giá hiệu quả công việc tại các trường cao đẳng, đại học.Các bộ chỉ số KPI được xây dựng phù hợp với từng vị trí công việc, giúp việc giao và đánh giá hiệu quả công việc tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được hiệu quả cao.
4. Lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Có 03 Đề tài nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật về xây dựng phần mềm; khắc phục khó khăn trong tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; quản lý dữ liệu địa chất của các hố khoan địa chất công trình của Sở Giao thông vận tải; khắc phục hiện tượng Bánh gai Ninh Giangbị hư hỏng sau 3 ngày ở điều kiện bình thường; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã xây dựng phần mềm, xây dựng kịch bản, tổ chức thử nghiệm huấn luyện, diễn tập 4 tình huống: bảo vệ an ninh chính trị; đánh địch tiến công vào khu vực phòng thủ then chốt; đánh địch đổ bộ đường không; chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện thu thập đủ dữ liệu 2000 hố khoan địa chất làm cơ sở xây dựng phần mềm phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Hải Dương. Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục thực hiện áp dụng công thức, quy trình đã nghiên Bánh gai Ninh Giangđể sản xuất 200 - 300 bánh/mẻ, có thời hạn sử dụng của bánh gai kéo dài đến 7 ngày trong điều kiện bình thường, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ hương vị đặc trưng và chuyển giao quy trình cho 03 cơ sở sản xuất bánh gai trong và ngoài Hiệp hội Bánh gai Ninh Giang.
Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, đồng thời cung cấp luận cứ cần thiết cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân. Niềm tin của người dân đối với khoa học ngày càng được củng cố và khẳng định.
Trong năm 2022, ngành khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 19 chỉ tiêu chủ yếu, 4 trụ cột kinh tế, 3 nền tảng là văn hóa và đặc biệt là chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Qua đó nhằm tăng cườngứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển đổi số, xây dựng các mô hình tăng trưởng xanh vào các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệptrong việc nghiên cứu, ứng dụngvà chuyển giao khoa học công nghệ để đưanhanh các tiến bộ kỹ thuật mớicủa các đơn vị nghiên cứuvào trong thực tiễn sản xuất.Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ trên cơ sở có sự quan tâm đến các lĩnh vựccông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ tư như: công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch và dịch vụ…Ưu tiên nghiên cứu, giải quyết những vấn đề có tính cấp bách đặt ra của tỉnh như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, giải quyết ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội...
1. Lĩnh vực Khoa học nông nghiệp
Các nghiên cứu đã phát triển theomô hình tập trung,gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, có sự ứng dụngđồng bộ cáctiến bộkỹ thuậtmới trong sản xuất, cơ giới hóa ở hầu hết các khâu. Bổ sung vào bộ giống lúa chất lượngcủa tỉnh, các nhiệm vụ KH&CN đã nghiên cứu,ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống mới ĐH12, Hương Bình, Nếp hương, Bắc Thịnh…
Giống lúa HD11 có khả năng chịu rét tốt, kháng bệnh đạo ôn tốt hơn hẳn giống lúa BT7, năng suất ổn định, cao hơn giống BT7 và chất lượng cơm tương đương giống BT7. Giống lúa chất lượng cao Gia Lộc 37 có ưu điểm cực ngắn ngày, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh hại tốt, giống nhiễm nhẹ đạo ôn lá, năng suất cao hơn giống BT7 và chất lượng cơm tương đương, là giống lúa được bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần chất lượng của tỉnh, đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa gạo hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Giống BC15-02 kháng đạo ôn, cơm mềm, vị đậm và ngon,năng suất ổn định, tăng so với đối chứng BC15, hiệu quả kinh tế tăng đồng thời giống lúa chống chịu tốt với bệnh đạo ôn ở vụ xuân. Lúa SHPT 3 cho năng suất tốt, thể hiện nhiều đặc tính ưu việt: chịu ngập, chua úng, chống đổ tốt, thích nghi với các điều kiện thời tiết khắc nhiệt, hàm lượng amyloze phù hợp với chế biến bún, bánh.
Ngoài các nhiệm vụ KH&CNtrong lĩnh vực nàyđãtập trung nhân rộng, phát triển các mô hình sản xuất lúa gạo có giá trị cao như giống lúa chất lượng cao HD11, Gia Lộc 37, phát triển vùng nguyên liệu lúa SHPT3 phục vụ sản xuất bún, bánh. Các mô hình sản xuất nàyđều có quy mô tập trungtối thiểu từ10ha/điểmtrở lên, có liên kết tiêu thụ sản phẩm. Huyện Nam Sáchvới mô hình phát triển giống lúa Bắc Thịnh gắn với bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện; TX. Kinh Mônphục tráng, khai thác và phát triển bền vững giống lúa Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.
Các nghiên cứu vềcây rau màuchủ yếu tập trungvàoứng dụng tiến bộ về giống mớivà tìm các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh hại trên cây rau màu cho thấy: giống dưa hấu mới F1 AD 070 và F1 VT 007 mẫu mã đẹp;ruột đỏ tươi, độ Brix (độ ngọt) 12,5 - 13, năng suất đạt 46 - 47 tấn/ha; 02 giống ngô nếp tím VNUA141 và ngô nếp trắng VNUA 69 cho năng suất cao hơn giống đối chứng khoảng 5 - 10%, trong đó giống ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA141 có thể sử dụng làm chất tạo màu tự nhiên, chiết xuất chất anthocyanin làm thành phần của thực phẩm chức năng chống oxy hóa. Về nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong canh tác rau màucũng đạt được một số kết quả như sau: ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ để tuyển chọn giống hành chịu nhiệt mới theo mục tiêu năng suất cao, chất lượng tốt và chịu nhiệt độ cao để trồng trái vụ; nhân giống hành bằng phương pháp nuôi cấy mô để tạo nguồn giống sạch bệnh; xác định được nguyên nhân, đề xuất và thử nghiệm các giải pháp khắc phục hiện tượng dưa lê, dưa hấu chết đồng loạt tại các vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh.
Các nghiên cứu vềcâyăn quả tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phòng, chống tổng hợp sâu bệnh hại chính trên cây ổi và na theo hướng an toàn tại Hải Dương; Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây nhãn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hóa tại thành phố Chí Linh. Một số ứng dụng và phát triển các giống mớicũng được nghiên cứu trong năm qua như: Giống vải chín sớm PH40 có năng suất và trọng lượng quả lớn, cùi dày, khai thác được thời vụ sớm, mang lại hiệu quả kinh tế cao; 02 giống táo mới VC01, VC0402 có đặc điểm sinh trưởng khỏe, thân lá xanh đậm, ít sâu bệnh hại, chín muộn; 03 giống cây ăn quả mới gồm: Hồng xiêm ruột đỏ có nguồn gốc Thái Lan; na dứa có nguồn gốc Đài Loan; bưởi da xanh trên đồng đất tỉnh Hải Dương.
Với mục đích xây dựng chuỗi liên kết từ chăn nuôi - tiêu thụ sản phẩm nhằm kiểm soát xuất xứ, chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi của tỉnh, các nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầmchủ yếu tập trung vào: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất an toàn, hiệu quả, thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết cung ứng giống, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển mô hình nuôi vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC và TsC theo chuỗi giá trị; nâng cao chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi lợn bằng việc sử dụng một số thảo dược bổ sung vào khẩu phần thức ăn; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để phát triển giống bò lai hướng thịt được tạo ra từ công thức lai giữa đực giống Blanc Bleu Belge (BBB)của Bỉvới cái lai Zebucủa tỉnh.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, các nghiên cứutrong nămchủ yếu hỗ trợ hộ dân xây dựng mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita) phù hợp với điều kiện tỉnh.Với quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi (Pila polita) trong điều kiện cụ thể; quy trình chăm sóc và quản lý phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ốc nhồi, các biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường và phòng trị bệnh trong quá trình nuôi của Đề tài đã góp phần phát triển nghề nuôi ốc theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.
2. Lĩnh vực Khoa học y,dược
Các nhiệm vụ KH&CN thuộc lĩnh vực này đã tập trungvàonghiên cứu phát triểncác dược phẩm mới hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính trong cộng đồngtừ nguồn thảo dược sẵn có như: sảnphẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng chủ trị với trường hợp viêm gan, vàng da từ diệp hạ châu đắng; sản phẩm hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hoá lipid máu từ dầu béo của hạt tía tô; sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Gout từ cây Lá lốt; “cao lỏng tiêu viêm HD” từ các vị thuốc lá móng, tô mộc, huyết giác, ngải cứu, khương hoàng, đinh lăng, cát căn, cam thảo.
Hải Dương là 1 trong 7 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng được quy hoạch phát triển vùng dược liệu, vì vậy việc xây dựng thành công mô hình sản xuất cây dược liệu kim ngân hoatheo hướng GACP-WHO trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy nghiên cứutheohướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng giá trịvà hiệu quả kinh tế.
3.Lĩnh vực Khoa học xã hội
Có 01 Đề tài do Trường Đại học Sao Đỏ chủ trì thực hiện, đã nghiên cứu xây dựng, áp dụng bộ chỉ số KPI (chỉ số đo lường hiệu suất trọng yếu để đo lường hiệu quả làm việc của các bộ phận chức năng và các cá nhân trong tổ chức) trong giao và đánh giá hiệu quả công việc trong các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Qua việc xây dựng và áp dụng bộ chỉ số KPI trong giao và đánh giá hiệu quả công việc tại 4 trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã khẳng định đây là một công cụ mới, ưu việt trong đo lường hiệu quả công việc trong giao và đánh giá hiệu quả công việc tại các trường cao đẳng, đại học.Các bộ chỉ số KPI được xây dựng phù hợp với từng vị trí công việc, giúp việc giao và đánh giá hiệu quả công việc tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đạt được hiệu quả cao.
4. Lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Có 03 Đề tài nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật về xây dựng phần mềm; khắc phục khó khăn trong tổ chức huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; quản lý dữ liệu địa chất của các hố khoan địa chất công trình của Sở Giao thông vận tải; khắc phục hiện tượng Bánh gai Ninh Giangbị hư hỏng sau 3 ngày ở điều kiện bình thường; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã xây dựng phần mềm, xây dựng kịch bản, tổ chức thử nghiệm huấn luyện, diễn tập 4 tình huống: bảo vệ an ninh chính trị; đánh địch tiến công vào khu vực phòng thủ then chốt; đánh địch đổ bộ đường không; chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Sở Giao thông vận tải tiếp tục thực hiện thu thập đủ dữ liệu 2000 hố khoan địa chất làm cơ sở xây dựng phần mềm phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Hải Dương. Đại học Công nghiệp Hà Nội tiếp tục thực hiện áp dụng công thức, quy trình đã nghiên Bánh gai Ninh Giangđể sản xuất 200 - 300 bánh/mẻ, có thời hạn sử dụng của bánh gai kéo dài đến 7 ngày trong điều kiện bình thường, đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ hương vị đặc trưng và chuyển giao quy trình cho 03 cơ sở sản xuất bánh gai trong và ngoài Hiệp hội Bánh gai Ninh Giang.
Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, đồng thời cung cấp luận cứ cần thiết cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chăm sóc sức khỏe người dân. Đặc biệt là các nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân. Niềm tin của người dân đối với khoa học ngày càng được củng cố và khẳng định.
Trong năm 2022, ngành khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 19 chỉ tiêu chủ yếu, 4 trụ cột kinh tế, 3 nền tảng là văn hóa và đặc biệt là chủ trương phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, chuyển đổi số. Qua đó nhằm tăng cườngứng dụng, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao, chuyển đổi số, xây dựng các mô hình tăng trưởng xanh vào các ngành kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệptrong việc nghiên cứu, ứng dụngvà chuyển giao khoa học công nghệ để đưanhanh các tiến bộ kỹ thuật mớicủa các đơn vị nghiên cứuvào trong thực tiễn sản xuất.Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ trên cơ sở có sự quan tâm đến các lĩnh vựccông nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ tư như: công nghệ sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, du lịch và dịch vụ…Ưu tiên nghiên cứu, giải quyết những vấn đề có tính cấp bách đặt ra của tỉnh như: bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, giải quyết ô nhiễm môi trường, giải quyết các vấn đề xã hội...
Bài của Trần Anh Tuấn, giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.