Thị xã Kinh Môn: Vị thế mới, tầm cao mới

Thị xã Kinh Môn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nối liền các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Trong những năm qua, thị xã Kinh Môn đã có nhiều nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm của toàn thị xã.
Thị xã Kinh Môn: Vị thế mới, tầm cao mới

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ; phát triển mạnh các ngành nghề kinh doanh - thương mại, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên địa bàn các xã chiếm trên 70%. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng trung bình hàng năm tăng 10% trở lên. Thực hiện hiệu quả Nghị định số 68/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp, thu hút đầu tư các dự án đầu tư và các cụm công nghiệp của huyện, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, ứng dụng tiến bộ khoa học để nâng cao chất lượng ngành công nghiệp, phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo mọi điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững gắn với bảo vệ môi trường, mở rộng quy mô sản xuất công nghiệp phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và xu thế phát triển. Trên địa bàn thị xã hiện có những cơ sở sản xuất quy mô lớn cấp Quốc gia như Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty Xi măng Phúc Sơn, Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát.

Ngoài ra còn có 04 cụm công nghiệp Hiệp Sơn, Phú Thứ, Duy Tân, Long Xuyên có tổng diện tích 191,92 ha với hơn 1500 cơ sở sản xuất đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn lao động trong và ngoài địa phương. Ngoài ra còn nhiều dự án lớn đang được triển khai thực hiện như khu đô thị sinh thái Thành Công, nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương... tạo thêm những bước phát triển mạnh mẽ của kinh tế địa phương trong tương lai gần. Hoạt động thương mại dịch vụ và du lịch trong những năm qua phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,09%. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện tiếp tục được đầu tư, xây dựng nâng cấp, mở rộng và phát triển với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy mua bán, trao đổi hàng hóa và tiêu thụ nông sản.

Ngành du lịch cũng có sự tăng trưởng khá theo từng năm với các các điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Động Kính Chủ, Đền Cao An Phụ, chùa Nhẫm Dương, chùa Hàm Long, động Hàm Long, Tâm Long, Đốc Tít, các hoạt động tham quan làng nghề chạm khắc đá Kính Chủ…đã và đang từng bước tạo ra nhiều việc làm và nguồn thu nhập thường xuyên cho người lao động tại địa phương. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; công tác giảm nghèo được quan tâm chú trọng; giáo dục, y tế ngày một phát triển đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Đầu tư các dự án xây dựng đường liên kết với Tỉnh lộ 388, các tuyến tránh khu vực nội thị thị xã, quy hoạch các bến xe, bãi đỗ xe, nâng cấp đường giao thông tuyến xã, hạ ngầm cấp điện và thông tin. Duy tu bảo dưỡng hệ thống đường giao thông thường xuyên, đảm bảo giao thông thông suốt. Tăng cường công tác thu gom, phân loại rác thải đô thị; tỷ lệ thu gom rác thải đô thị đạt 100%, nông thôn đạt 80%; đẩy mạnh phong trào vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp chất lượng cao gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhằm tạo môi trường thuận lợi để thu hút mạnh mẽ mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đến tham gia đầu tư vào những lĩnh vực thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng tới tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, gắn với việc giải quyết việc làm, và làm tăng lao động trong các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần số lao động ngành nông nghiệp. Phối hợp với các ngành chức năng của thị xã tiếp tục thực hiện công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư hỗ trợ giống, phân bón cho các hộ nông dân. Hỗ trợ, vận động các hộ sản xuất, chăn nuôi áp dụng khoa học kỹ thuật đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Những sản phẩm nông nghiệp mũi nhọn có giá trị kinh tế cao như: Nếp cái hoa vàng, sắn dây, hành tỏi, cam, ổi. Quy vùng sản xuất tập trung nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn, xây dựng, quảng bá rộng rãi những sản phẩm đã được chứng nhận thương hiệu, hướng tới mỗi xã một sản phẩm theo đề án OCOP của Chính phủ. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả vào trong quản lý, lao động sản xuất; thực hiện hiệu quả hợp tác ứng dụng công nghệ sinh học (chế phẩm Emina) với nhà khoa học  nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho cây hành, tỏi; xây dựng thêm diện tích nhà màng, nhà lưới, sản xuất rau công nghệ cao, tạo sản phẩm rau sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân. Quy hoạch bãi đổ chất thải rắn thông thường, khu giết mổ gia súc tập trung, xây dựng nghĩa trang của thị xã và cải tạo các khu xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Đối với một số tiêu chuẩn hạ tầng mặc dù đã đạt về số lượng theo quy định nhưng để đảm mục tiêu phát triển thị xã bền vững sau khi được thành lập, UBND tỉnh sẽ quan tâm chỉ đạo thị xã Kinh Môn, các đơn vị liên quan có giải pháp cụ thể để đầu tư, thu hút đầu tư cải tạo, nâng cấp một số công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật như chợ, sân luyện tập, xử lý nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật, công viên xây xanh...chú trọng khai thác các thế mạnh trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp sạch, du lịch theo đúng định hướng trong quy hoạch chung đô thị Kinh Môn, Chương trình phát triển đô thị Kinh Môn đến năm 2025 và các quy hoạch phân khu đã được phê duyệt

Thị xã thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng đạt chuẩn và hiện đại đáp ứng yêu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Tập trung duy trì, nâng cao các tiêu chuẩn và xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Thực hiện tốt việc sáp nhập các đơn vị trường học theo kế hoạch. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm ở người, quản lý chặt chẽ các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân; đẩy mạnh công tác truyền thông dân số, chuyển đổi hành vi về dân số và phát triển, bình đẳng giới, nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên và chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh.

Tiếp tục xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trở thành ý thức trong nếp sống và sinh hoạt của mọi người dân. Thực hiện các phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao có chất lượng, chiều sâu. Xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hút đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị của các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của huyện. Trùng tu, tôn tạo các di tích đã xuống cấp; triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển Đề án du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn. Tạo việc làm mới cho 2.500 lao động trở lên; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,0%, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo xuống còn 2,2%. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân với xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển quân, tỷ lệ đơn vị dân quân, tự vệ đạt vững mạnh hàng năm. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân và phong trào toàn dân bảo vệ an toàn tổ quốc tạo nền tảng vững chắc cho đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Thị xã Kinh Môn sớm trở thành trung tâm năng lượng cấp vùng và Quốc gia; trung tâm công nghiệp nặng, công nghiệp phụ trợ, các ngành dịch vụ cho các khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ cấp tỉnh và khu vực. Huy động các nguồn lực, tập trung xây dựng tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước, thoát nước... phát triển thị xã Kinh Môn đảm bảo các tiêu chí của đô thị loại III vào năm 2025, đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại II hướng tới thành lập thành phố Kinh Môn.

Thời gian tới, thị xã Kinh Môn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, tạo ra sự chuyển biến tích cực về chất lượng của sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng việc ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào các hoạt động sản xuất, nhất là tiếp cận được các công nghệ tiên tiến. Hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ sở, mở rộng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân, tiếp tục xóa đói giảm nghèo; đào tạo nghề, tạo thêm nhiều việc làm; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Đến năm 2030 thu nhập bình quân đầu người/năm so với cả nước đạt từ 1,4 - 2 lần; tổng thu ngân sách trên địa bàn từ 2.200 - 2.300 tỷ đồng/năm; cân đối thu chi ngân sách có dư; chỉ tiêu mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất từ 5,5 - 6%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 80 - 85%; tỷ lệ hộ nghèo phải thấp dưới 1%; diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 28 - 30 m2/người; tỷ lệ nhà kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố khu vực nội thị từ 100%; cơ sở y tế từ 3 - 3,5 giường bệnh/1.000 dân; cơ sở giáo dục đào tạo từ 10 cơ sở; trung tâm văn hóa từ 4 - 6 công trình; trung tâm thể dục thể thao từ 5 - 7 công trình; trung tâm thương mại dịch vụ phải đạt từ 4 - 7 công trình; tỷ lệ đất giao thông khu vực nội thị từ 13 - 19%; tỷ lệ phục vụ vận tải hành khách công cộng từ 7 - 10%; diện tích đất giao thông/dân số nội thị từ 9 - 11 m2/người; đất cây xanh nội thị đạt từ 7 - 10 m2/người; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị từ 4 - 5 m2/người.

 Thị xã phát triển nhanh, toàn diện và bền vững các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh; xây dựng thị xã Kinh Môn xứng tầm với vai trò là trung tâm công nghiệp - thương mại - dịch vụ của tỉnh Hải Dương.

Bài của Nguyễn Thị Kim Hoa, Trường Chính trị tỉnh Hải Dương

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 6 ra tháng 12 năm 2019

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,093,931
  • Tổng lượt truy cập3,799,135
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây