Bệnh viện Y học cổ truyền: Sản xuất thuốc “Cao lỏng tiêu viêm HD”

Việc điều trị viêm tại các cơ sở khám chữa bệnh tại Hải Dương nói chung và tại bệnh viện Y học cổ truyền nói riêng hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào các thuốc chống viêm tân dược. Tùy mức độ viêm mà các bác sĩ lựa chọn nhóm thuốc và loại thuốc phù hợp với bệnh nhân.
Bệnh viện Y học cổ truyền: Sản xuất thuốc “Cao lỏng tiêu viêm HD”

Từ ngàn năm ông cha ta đã sử dụng các thảo dược như: Lá móng, tô mộc, huyết giác...để điều trị giảm đau, chống viêm. Lợi thế của thuốc từ thảo dược là điều trị dựa trên cơ địa người bệnh để điều chỉnh chức năng của cơ thể về trạng thái bình thường. Các thảo dược thân thiện với sức khỏe con người, ít độc hại và ít gây tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc tân dược.

Bài thuốc “Cao lỏng tiêu viêm HD” được xây dựng dựa trên kinh nghiệm điều trị và sử dụng thuốc lâu năm của các thầy thuốc tại bệnh viện, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các thầy thuốc tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, bệnh viện Y học cổ truyền các tỉnh…

Từ năm 2020 đến 2021 được sự cho phép của UBND tỉnh, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất thuốc Cao lỏng tiêu viêm HD tại bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương” do ThS. Phạm Văn Huấn, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Dương làm chủ nhiệm đề tài. Nhằm xây dựng quy trình sản xuất, tiêu chuẩn cơ sở và kiểm nghiệm chất lượng và đánh giá thử độc tính và tác dụng dược lý chống viêm của thuốc “Cao lỏng tiêu viêm HD” trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.

Thuốc Cao lỏng tiêu viêm HD đạt độ ổn định sau 3, 6, 9 và 12 tháng ở điều kiện thường. Độc tính cấp được thử trên mẫu Cao lỏng tiêu viêm HD cô đặc. Từ chế phẩm thử cô đặc này, hòa với nước thành các nồng độ tương ứng với mức liều thử theo thiết kế thử độc tính cấp.

Sau khi uống chế phẩm thử 4 giờ tất cả chuột đều không có biểu hiện bất thường. Trong vòng 72 giờ sau khi uống chế phẩm thử, không xuất hiện chuột chết và 100% số chuột thử nghiệm đều còn sống sau 14 ngày thử nghiệm. Vì không có chuột chết ở các lô thử nghiệm nên chưa xác định LD 50 của Cao lỏng tiêu viêm HD. Trong quá trình nghiên cứu, chuột tiêu thụ thức ăn và nước uống bình thường; phản xạ nhanh; mắt sáng; lông mượt; phân khô; nước tiểu không phát hiện bất thường.

Sau uống thuốc 28 ngày, không có sự khác biệt có ý nghĩa về sự tăng trưởng khối lượng cơ thể chuột đực, chuột cái giữa lô chứng với các lô thử tại tất cả các thời điểm. Sau uống thuốc 28 ngày, không có sự khác biệt có ý nghĩa về thông số huyết học giữa lô chứng với các lô thử. Ảnh hưởng của chế phẩm Cao lỏng tiêu viêm HD đến các thông số của chuột được thể hiện qua các giá trị glucose, cholesterol toàn phần, protein toàn phần, creatinine, ALT, AST trong huyết thanh động vật ở các lô nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường của chuột cống trắng.

Sử dụng mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan để đánh giá tác dụng chống viêm cấp của chế phẩm Cao lỏng tiêu viêm HD ở 2 mức liều 10 ml/kg và 20 ml/kg. Diclofenac liều 20 mg/kg cân nặng có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột ở tất cả các thời điểm nghiên cứu p < 0,01 tại thời điểm 1 giờ; p < 0,001 tại thời điểm 3 giờ, 5 giờ và 7 giờ). Tỷ lệ ức chế phù bàn chân chuột so với lô chứng lần lượt tại 1, 3, 5, 7 giờ sau khi tiêm carrangenan lần lượt là 58,02%; 67,49%; 71,70%; 77,55%. Chế phẩm Cao lỏng tiêu viêm HD liều 10ml/kg cân nặng có tỷ lệ ức chế phù bàn chân chuột mạnh nhất so với nhóm chứng tại thời điểm 7 giờ sau khi tiêm carragenan 39,07%; p < 0,01. Liều 20 ml/kg cân nặng có tỷ lệ ức chế phù bàn chân chuột mạnh nhất so với nhóm chứng tại thời điểm 7 giờ sau khi tiêm carrageenan 44,47%; p < 0,01.

Sử dụng mô hình tạo u hạt thực nghiệm bằng viên bông tẩm carrageenan với thuốc đối chiếu prednisolon 10 mg/kg để đánh giá tác dụng chống viêm mạn của chế phẩm Cao lỏng tiêu viêm HD liều 10ml/kg và liều 20 ml/kg. Mức độ cải thiện tổng thể tốt chiếm 65,71% và khá chiếm 34,29%. Nhóm chứng cũng có mức độ cải thiện tổng thể: tốt và khá chiếm 54,29% và 45,71%. Cả hai nhóm đều không có bệnh nhân nào cải thiện triệu chứng kém. Tổng 2 nhóm cũng có mức độ cải thiện tổng thể: tốt và khá chiếm 60% và 40%. Bệnh nhân uống cao lỏng tiêu viêm HD không gặp tác dụng phụ nào về tiêu hóa, thần kinh hay dị ứng. Bệnh nhân tiêm alphachymotripsin bị đau chỗ tiêm, trong đó có 2 bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa tại chỗ tiêm chiếm 5,71%. Tất cả các bệnh nhân của nhóm nghiên cứu đều chưa ghi nhận tác dụng phụ nào về tiêu hóa, thần kinh, dị ứng. Bệnh nhân nhóm chứng bị đau nơi tiêm thuốc tiêm buốt, và cũng ghi nhận 2 ca nổi mẩn đỏ tại chỗ tiêm. Đau là hiện tượng thường gặp khi tiêm một lượng lớn thuốc vào bắp sâu, hơn nữa thuốc Alphatrymotrypsin cũng gây buốt.

Chỉ số Ritchie được đánh giá theo kỹ thuật ấn ngón tay cái lên trên diện khớp với một lực vừa phải, để đánh gía mức độ đau của mỗi khớp (đau nhất 3 điểm, đau vừa 2 điểm, đau ít 1 điểm, không đau 0 điểm, chỉ số Ritchie là tổng điểm của tất cả các khớp đau). Chỉ số Ritchie ≥ 9 điểm cũng là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá đợt tiến triển của VKDT. Bên cạnh chỉ số VAS1 để định lượng mức độ đau có tính chủ quan của bệnh nhân, chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu sử dụng chỉ số Ritchie để đánh giá mức độ đau với ưu điểm mang tính khách quan hơn chỉ số VAS 1.

Sau 14 ngày điều trị, điểm trung bình Ritchie ở cả hai nhóm đều giảm rõ rệt với p < 0,01. Tuy nhiên ở cùng thời điểm sau 14 ngày điều trị (D14), điểm Ritchie Trung bình ở nhóm NC giảm nhiều hơn ở nhóm ĐC, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Nghiên cứu này bước đầu đã chứng minh được tác dụng chống viêm giảm đau của Cao lỏng tiêu viêm HD trên lâm sàng. Tác dụng giảm đau, chống viêm của nhóm nghiên cứu mạnh hơn so với nhóm đối chứng thông qua việc giảm các chỉ số thời gian CKBS, chỉ số Ritchie, chỉ số VAS. Ở cả hai nhóm (NC và ĐC) sau điều trị đều có mức cải thiện VAS 2 và VAS 3 rõ rệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tuy nhiên, nhóm có sử dụng Cao lỏng tiêu viêm HD thì ở thời điểm D14, có mức cải thiện nhiều hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0.01. Chỉ số HAQ trung bình ở cả hai nhóm đều cải thiện rõ rệt sau 14 ngày điều trị với p <0,05. Cao lỏng tiêu viêm HD giúp hồi phục chức năng vận động cho bệnh nhân VKDT là nhanh hơn và tốt hơn.

Sau điều trị số khớp sưng trung bình của 2 nhóm giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị p < 0,05. Ở nhóm nghiên cứu mức độ cải thiện số khớp sưng trung bình tốt hơn nhóm chứng sự khác biệt với p < 0,05. Sau 14 ngày điều trị. Cải thiện trung bình của nhóm nghiên cứu là - 0,83 ± 1,68 (khớp) nhiều hơn nhóm chứng 1,27 ± 2,03 (khớp). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tốc độ lắng máu trung bình ở cả 2 nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị p<0,05. Tốc độ máu lắng nhằm đánh giá phản ứng viêm, tình trạng viêm càng nặng thì mức độ máu lắng càng cao, khi mức độ viêm giảm thì tốc độ máu lắng giảm theo.

Mức độ cải thiện chức năng vận động ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị p < 0,01. Sự cải thiện giữa 2 nhóm có sự khác biệt p < 0,05.

Đề tài đã xây dựng được công thức và quy trình sản xuất thuốc Cao lỏng tiêu viêm HD với tá dược là acid benzoic hòa tan trong cồn, thời gian nấu trung bình và thời gian để lắng 72 giờ và thực hiện sản xuất 900 chai Cao lỏng tiêu viêm HD. Thuốc Cao lỏng tiêu viêm HD đảm bảo độ ổn định trong 12 tháng và dự kiến tuổi thọ của thuốc đạt tối thiểu 12 tháng ở điều kiện thường.

Cao lỏng tiêu viêm HD khi dùng theo đường uống trên chuột nhắt trắng với liều 160 mL/kg, là liều cao nhất có thể cho chuột uống được, không thấy thể hiện độc tính cấp trên chuột nhắt trắng. Không xác định được LD 50 của mẫu thử. Cao lỏng tiêu viêm HD khi dùng liều lặp lại 28 ngày với hai mức liều thử 10 ml/kg và 30 ml/kg không thấy có ảnh hưởng đáng kể nào tới sự phát triển cân nặng, các thông số huyết học, các thông số hóa sinh, khối lượng các cơ quan tim, lách, thận, phổi, gan, thận, thượng thận và không làm thay đổi cấu trúc vi thể gan, thận khi so sánh với lô chứng.

Cao lỏng tiêu HD ở cả hai mức liều 10 ml/kg và 20 ml/kg đều thể hiện tác dụng ức chế phù kéo dài từ 3 - 7 giờ sau gây viêm trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan. Ở cả hai mức liều 10 ml/kg và 20 ml/kg đều thể hiện tác dụng làm giảm khối lượng u hạt tươi và u hạt khô trên mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng viên bông.

Thuốccó tác dụng giảm đau, chống viêm trong điều trị trĩ sau phẫu thuật thông qua cải thiện các chỉ số so với trước khi điều trị. Hiệu quả hết phù nề khi bệnh nhân ra viện là 88,57% và có 11,43%. Số bệnh nhân khi ra viện còn phù nề ít. Đa số bệnh nhân nghiên cứu đều hết đau khi ra viện, chỉ chiếm hơn 50%. Chỉ có 8,57% bệnh nhân còn đau nhẹ khi ra viện.

Bài của Lê Thị Thảo

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2022

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây