Huyện Cẩm Giàng: Đẩy mạnh phát huy tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp

Từ sau năm 2000 quá trình công nghiệp hóa trên địa bàn huyện Cẩm Giàng diễn ra mạnh mẽ, với chủ trương đường lối phát triển công nghiệp hóa nhằm giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, quá trình công nghiệp phát triển nhanh chóng. Đến hết năm 2015 trên địa bàn của huyện có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp với tổng số 316 doanh nghiệp hoạt động thu hút 16.194 lao động.
Huyện Cẩm Giàng: Đẩy mạnh phát huy tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp

Tiêu biểu như các khu công nghiệp Phúc Điền, Tân Trường, Cẩm Điền - Lương Điền, thị trấn Lai Cách…Diện tích đất dành cho công nghiệp ngày một mở rộng thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay diện tích trồng lúa là 8.670 ha giảm 152 ha so với năm 2011. Là một huyện luôn coi sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh trong phát triển, để sản xuất nông nghiệp phát huy hơn nữa thế mạnh của mình thì việc quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng luôn được huyện ưu tiên áp dụng.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Giàng lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện Đề án “Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giá trị kinh tế cao giai đoạn 2011-2015”. Huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn với 2 Đề án “Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung giá trị cao”, “Tập trung nguồn lực quy hoạch và đầu tư xây dựng nông thôn mới”. Với sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền của huyện Cẩm Giàng đã tích cực đẩy mạnh sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó năng suất cũng như sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng. Năm 2011 tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện (tỷ trọng trong trồng trọt chiếm 45,0%; trong chăn nuôi thủy sản chiếm 50,0%, trong dịch vụ nông nghiệp chiếm 5,0%); Đến năm 2015 (tỷ trọng ngành trồng trọt đạt 47,7% tăng 2,7%; Chăn nuôi thủy sản đạt 45,9% giảm 4,1%; dịch vụ nông nghiệp đạt 6,4% tăng 1,4%).

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Trên địa bàn huyện Cẩm Giàng vụ mùa năm 2016 đã quy hoạch được 84 vùng sản xuất cây lúa và rau màu tập trung đang phát huy hiệu quả tích cực. Người dân của huyện tích cực áp dụng cơ giới hóa sản xuất cũng như ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng các giống cây con mới cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất và công tác phòng trừ sâu bệnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người đạt 525 kg/người/năm. Giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy hải sản bình quân đạt 108 triệu đồng.

Ngoài cây lúa, các loại cây hoa màu cho năng suất và chất lượng cao như cà rốt, rau màu ở các xã Đức Chính, Cẩm Văn, Cẩm Vũ; Bí xanh ở xã Cẩm Hưng; ớt, hành, tỏi ở xã Cẩm Sơn. Đây là những xã tiêu biểu của huyện  đang chuyển mạnh ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành mô hình sản xuất tập trung theo hướng công nghệ cao, chất lượng cao gắn với thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn.

Về chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã phát triển ổn định, nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tập trung theo phương thức công nghiệp tiên tiến được hình thành và phát triển, hiệu quả của chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã đem lại giá trị kinh tế cao, luôn gắn sản lượng - chất lượng với thị trường tiêu thụ. Tận dụng mặt nước ao hồ sông ngòi mà diện tích thủy sản ước đạt 1.200 ha.

Để đảm bảo chất lượng nông sản, huyện đã tập trung các nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới; Kết cấu hạ tầng nông thôn trên địa bàn 19 xã, thị trấn. Đến nay huyện đã có 90 thôn trong huyện xây dựng xong phương án, trong đó 54 thôn đã thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộngngoài thực địa với diện tích trên 2.406 ha đạt gần 59% diện tích cần thực hiện, số thửa bình quân đạt 1,95 thửa/hộ. Huyện Cẩm Giàng có 6 xã Cẩm Sơn, Đức Chính, Cao An, Cẩm Đoài, Cẩm Định và Cẩm Văn được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Phát triển sản xuất nông nghiệp của huyên luôn gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, một nền sản xuất nông nghiệp bền vững phải luôn đạt được mục tiêu về kinh tế ngoài ra còn đảm bảo về mặt xã hội và môi trường. Sản xuất nông nghiệp không chỉ cho sản lượng cao mà còn phải cho ra sản lượng nông sản đảm bảo đầy đủ các tiêu chí cho tiêu dùng trong nước và để xuất khẩu.

Thành công trong sản xuất nông nghiệp của huyện là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng từ công tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đến công việc điều hành trực tiếp từ cơ sở, kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và sự lỗ lực không mệt mỏi của nhân dân khắc phục tính khắc nghiệt thất thường của thời tiết. Thành quả to lớn trong sản xuất nông nghiệp sẽ là điều kiện và là cơ sở để huyện Cẩm Giàng đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch trong nội bộ từng ngành kinh tế nói riêng. Đó là những thắng lợi và là niềm tin để bà con nông dân có thêm động lực cho những mùa vụ tiếp theo.

Bài của Đỗ Xuân Thuật

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2017

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Hôm nay33,161
  • Tháng hiện tại1,112,012
  • Tổng lượt truy cập3,817,216
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây