Kết quả nổi bật phải kể đến là sự chuyển giao và tiếp nhận công nghệ sản xuất giống rau chất lượng cao và sản xuất thương phẩm một số cây rau màu trong vụ thu đông. Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ và Khảo nghiệm giống cùng với doanh nghiệp và HTX Tân Minh Đức đãtiếp nhận và làm chủ được các quy trình công nghệ: 2 quy trình nhân giốnggồm quy trình sản xuất cây giống cà chua ghép trên gốc cà tím, quy trình sản xuất cây giống bắp cải, cà chua, su hào, súp lơ và Cải thảo; 4 quy trình kỹ thuật sản xuất một số loại rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP ngoài đồng ruộng; 5 quy trình sản xuất rau an toàn cao cấp, chất lượng cao và rau trái vụ trong nhà lưới, vòm che thấp theo tiêu chuẩn VietGAP; 4Quy trình công nghệ sơ chế và bảo quản rau an toàn. Sau khi kết thúc dự án đã đào tạo được 6 kỹ thuật viên, tiếp nhận và làm chủ được các quy trình kỹ thuật nói trên để phục vụ dự án. Dự án cũng đã tập huấn cho 300 lượt công nhân, xã viên và cán bộ cơ sở phục vụ dự án và một số hộ dân trong vùng dự án.
Dự án đã được bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bao gồm: Nhà lưới sản xuất cây giống quy mô 2.000m2, cơ sở hạ tầng phuc vụ nhân giống: nhà chuẩn bị, bể nước, hệ thống máy móc phối trộn giá thể và gieo cây giống, một số thiết bị sơ chế bảo quản rau cho doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phục vụ dự án. Trong 03 năm thực hiện dự án đã xây dựng và vận hành các mô hình, trong đó có mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn với số lượng và chất lượng:
- Xây dựng mô hình sản xuất cây con giống:Trong 2 năm được 6.326.530 câygiống các loại, trong đó giống dành cho sản xuất rau thương phẩm theo kế hoạch của Dự án là 3.305.400cây, cấp giống cho vùng liên kết sản xuất tại các địa phương khác của doanh nghiệp là 3.047.679 cây (chủ yếu giống cải bắp).
- Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo VietGAP:đã triển khai sản xuất trên diện tích canh tác 20 ha, sản xuất được 2.523 tấn rau, củ, quả các loại đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó 0,5 ha trong nhà lưới và 19,5 ha trồng ngoài đồng, thu lãi được gần 5 tỷ đồng (trung bình mỗi ha trên 60 triệu đồng/vụ. Tổng thu nhập của các chủng loại rau sản xuất trong mô hình dự án cao hơn đáng kể so với sản xuất đại trà từ 20 - 50%, mức bình quân là 30%.
Ngoài ra còn xây dựng được mô hình sơ chế các loại rau công suất 500 - 700 kg/giờ giúp nâng cao chất lượng các loại rau khi cung cấp ra thị trường. Chứng nhận VietGAP cho 10 loại rau sản xuất trong mô hình, cung cấp sản phẩm rau đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.Xây dựng được mối liên kết giữa nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu rau quả - Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống, HTX sản xuất Tân Minh Đức và Công ty Cổ phần Nông sản Hưng Việt) về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Hầu hết các loại rau sản xuất trong dự án được doanh nghiệp và hợp tác xã tiêu thụ giúp người dân yên tâm sản xuất, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nâng cao hiệu quả mô hình, có tác dụng lan tỏa và mở rộng sản xuất.
Sau 03 năm thưc hiện Dự án đã hoàn thành được mục tiêu và nội dung theo kế hoạch phê duyệt. Dự án đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp chủ động sản xuất ra hàng triệu cây giống chất lượng mỗi vụ mà trước đây là trở ngại lớn trong liên kết sản xuất. Cây giống sản xuất có giá thành rẻ hơn cây giống được sản xuất cùng loại trên địa bàn (chỉ với giá 300 đồng/cây đã bao gồm hạt giống, nhưng cũng tại địa phương là 300 đồng/cây nhưng không có hạt giống). Thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuậtsử dụng cây giống trong khay bầu nhân trong nhà màng đã chủ động khắc phục thời tiết biến động, cây sạch bệnh, có điều kiện quản lý chất lượng giống tốt hơn, tiết kiệm hạt giống; khi mang trồng không mất giai đoạn đầu bén rễ hồi xanh, rút ngắn thời gian ngoài đồng ruộng từ 5 - 10 ngày so trồng giống gieo theo tập quán địa phương.Nhờ khả năng phân loại, lựa chọn cây ngay trong vườn ươm, loại bỏ kịp thời cây không đảm bảo tiêu chuẩn, mặt khác nhờ bầu cây khi đưa ra trồng bộ rễ không bị tổn thương, có tỷ lệ sống cao, thường trên 95%, cây sinh trưởng phát triểnnhanh, sản phẩm có độ đồng đều,...Mô hình sản xuất rau thương phẩm thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP năng suất, chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu thị hiếu tiêu dùng đặc biệt cho xuất khẩu.
Hiệu quả trồng rau trong nhà lưới, nhà màng và vòmthấp khắc phục được điều kiện bất thuận của thời tiết, nhấtlà cây rau ăn lá. Trồng trái vụ trong nhà lưới không những đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cây trồng mà còn nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích.Để hạn chế tác động của môi trường, giảm bốc hơi nước, mất dinh dưỡng do mưa và đặc biệt khắc phục tình trạng rét mùa đông, thực hiện sản xuất trái vụ, hiệu quả sản xuất cao hơn trồng bình thường 10 - 20%. Trong đó chủ động được nguồn rau trong mùa đông rét đậm.
Ngoàikhắc phục biếnđổikhí hậu,sản xuất áp dụng quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhờ thường xuyên có sự giám sát sản xuất mà việc quản lý đất, nguồn nước,...tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nói riêng khi dùng sản phẩm.
Dự án đã góp phần tạo chuyển biến trong lĩnh vực sơ chế, bảo quản rau quả tươi, giảm tổn thất, tăng thời gian bảo quản phục vụ lưu thông trong nước và cho xuất khẩu; Có tác động tăng thu nhập cho người sản xuất, giảm tổn thất cho nhà phân phối và người tiêu dùng rau quả tươi.Tạo tiền đề cho việc quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Góp phần thúc đẩy xuất khẩu rau củ góp phần phát triển một số ngành nghề nông thôn. Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất rau an toàn, sẽ làm giảm rất đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho rau, giảm lượng rác thải về bao bì thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối ký sinh, thiên địch của các loài sâu bệnh hại, bảo vệ sức khỏe của người dân, bảo vệ môi trường.
Mô hình chuỗi sản xuất tiêu thụ tạo ra mối liên kết 4 nhà làm cơ sở để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào cuộc sống mà doanh nghiệp là hạt nhân. Nhà nông tiếp cận với sản xuất theo hướng hàng hóa có hiệu quả và phát triển bền vững. Dự án là động lực để doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng công nghệ, đồng thời có tác động hỗ trợ liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và người dân, nhờ khả năng giám sát và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay tại vùng chuyên rau của huyện Gia Lộc,bà con nông dân đã triển khai thực hiện nhân giống theo kỹ thuật mới sử dụng khay bầu và giá thể để sản xuất cây giống theo quy mônônghộ. Tại xã Phạm Trấn có một vài hộ đầu tư nhà màng, khay xốp nhân giống rau cung cấp cho thị trường địa phương cũng như vùng sản xuất rau lân cận.Điều đó có thể khẳng định được kết quả của dự án trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây rau màu nói riêng trên địa bàn tỉnh.
Bài của KS. Vũ Văn Tân, PGĐ Trung tâm Ứng dụng KHCN và Khảo nghiệm giống
Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 8/2020