Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Trong 02 năm 2018 - 2019 được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Dương,Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thực hiệnđề tài:Xây dựng mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao HDT 10 trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Đề tài do ông Dương Xuân Tú, Phó viện trưởngViện Cây lương thực và Cây thực phẩm làm chủ nhiệm đã được thực hiện trong 2 năm 2018 - 2019. Đề tài đã xây dựng được 20 mô hình với quy mô 300 ha/2 năm tại huyện Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà, TP.Chí Linh, TP.Hải Dương có 2.370 hộ tham gia nhằm bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần chất lượng cao của tỉnh Hải Dương.

Giống lúa HDT10được chọn từ tổ hợp lai hữu tính N46/ĐB6, sử dụng phương pháp chọn lọc phả hệ kết hợp với chỉ thị phân tử chọn gen mùi thơm, năng suất cao, chất lượng tốt, kháng vừa với bệnh đạo ôn và bạc lá, phù hợp cho sản xuất vụ xuân và vụ mùa tại các tỉnh phía Bắc.

Giống lúa HDT10có thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 130 - 135 ngày, vụ mùa từ 105 - 107 ngày tương đương với giống lúa BT7 đối chứng, hạt gạo thon dài, trắng trong, ít bạc bụng, tỷ lệ gạo xát cao 72%, hàm lượng amylose 15,5%, cơm mềm dẻo, đậm, có mùi thơm nhẹ, ngon; có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn gây hại trên nhiều giống lúa như BC15, BT7,…nhiều diện tích có hiện tượng lúa bị lụi, lá đỏ, cháy. Năng suất của giống trung bình đạt từ 62,1 - 70,2 tạ/ha trong vụ xuân 55,3 - 65,5 tạ/ha; trong vụ mùa, cao hơn giống lúa BT7. Giống lúa HDT10 cho thấy khả năng chống chịu với bệnh đạo ôn tốt, khả năng chịu rét khá, cứng cây, chống đổ khá tốt hơn đối chứng, thích hợp đưa vào cơ cấu giống lúa trong vụ xuân tại tỉnh Hải Dương.

Vụ mùa năm 2018 - 2019, tại huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương) các giống lúa được trồng đại trà như: BT7, KD18, BC15…đều bị nhiễm nặng bệnh bạc lá nhưng giống lúa HDT 10 chỉ bị nhiễm nhẹ, giống sinh trưởng phát triển khá, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá, cứng cây, chống đổ khá và chịu rét tốt. Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn trong điều kiện vụ xuân, ít nhiễm bệnh bạc lá trong điều kiện vụ mùa. Một số sâu bệnh như khô vằn và cuốn lá hầu như không nhiễm, hoặc nhiễm không đáng kể. Giống lúa HDT 10 có từ 215 - 223,5 bông/m2, 170,2 - 180,1 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 11,8 - 13,6%, khối lượng từ 20,1 - 20,4 gram/1000 hạt. Năng suất thực thu của giống lúa HDT 10 tại các điểm triển khai mô hình vụ mùa năm 2018 - 2019 đạt từ 55,3 - 65,5 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng BT7 45,3 - 51,5 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất của giống lúa HDT 10 vượt hơn so với giống lúa BT7. Trong vụ mùa 2018, lãi thuần của giống HDT 10 cao hơn 23,5% so với giống BT7. Trong vụ mùa 2019, lãi thuần của giống HDT 10 cao hơn 20,2% so với giống BT7.

Vụ xuân năm 2018 - 2019, giống lúa HDT 10 cóchiều cao cây trung bình 105 cm. Thời gian sinh trưởng trong vụ Xuân 130 - 135 ngày,có khả năng chịu rét tốt, khả năng kháng bệnh đạo ôn tốt hơn hẳn giống lúa BT7, năng suất cao hơn giống BT7 và chất lượng cơm tương đương.Giống lúa HDT 10 có từ 217,3 - 230,1 bông/m2, 170,5 - 180 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 11,5 - 12,3%, khối lượng từ 20,1 - 20,5 gram/1000 hạt. Năng suất trung bình đạt từ 64,3 - 70,2 tạ/ha trong vụ xuân năm 2018 đạt từ 62,1 - 67,5 tạ/ha trong vụ xuân năm 2019, giống không chịu thâm canh cao.

Hiệu quả kinh tế trong sản xuất của giống lúa HDT 10 vượt hơn so với giống lúa BT7. Vụ xuân năm 2018, giống lúa HDT 10 cho lãi thuần cao hơn 15% so với BT7. Vụ xuân năm 2019, giống lúa HDT 10 cho lãi thuần cao hơn 29,2% so với BT7 do giống lúa HDT10 chưa được phát triển rộng thành thương hiệu như gạo của giống BT7 nên chưa có lợi thế về giá.

Qua hai năm 2018 - 2019 xây dựng mô hình giống lúa HDT 10 có sức sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh hại khá, thích ứng rộng, có khả năng phát triển mở rộng. Năng suất trung bình trong vụ xuân đạt từ 62,1 - 70,2 tạ/ha cao hơn giống đối chứng BT7 từ 50,5 - 57,8 tạ/ha, vụ mùa đạt từ 55,3 - 65,5 tạ/ha cao hơn giống đối chứng BT7 từ 45,3 - 51,5 tạ/ha. Giống có chất lượng gạo ngon, cơm trắng, mềm, dẻo, đậm, thơm cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống đối chứng BT7 từ 15 - 29,2% không chịu thâm canh cao, phù hợp canh tác trên chân đất vàn, vàn cao.

Bài của Phạm Ninh Hải

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 8 năm 2020


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập183
  • Hôm nay26,935
  • Tháng hiện tại1,325,242
  • Tổng lượt truy cập4,030,446
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây