Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hànhthông qua hệ thống thư điện tử của tỉnh đã được nâng cấp, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, gửi nhận văn bản trong các cơ quan nhà nước. Đến nay,tỷ lệ các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử của tỉnh đạt xấp xỉ 100%. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hànhđã được triển khai cho 37 Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và được duy trì sử dụng có hiệu quả. Năm 2017, đã triển khai nhân rộng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc đến xã, phường, thị trấn. Cổng thông tin điện tử của tỉnh và 52 trang thông tin điện tử thành phần của các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố được xây dựng và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành nâng cấp công nghệ cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước từ sharepoint 2007 lên sharepoint 2013… Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông đãphối hợpvới UBND các huyện, thị xã, thành phốtriển khai xây dựng trang thông tin điện tử cho cho 263 xã, phường, thị trấn. Thực hiện Ứng dụng chữ ký sốcho các cán bộ, công chức của Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung đầu tư, xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, triển khai các ứng dụng chuyên ngành thống nhất trên quy mô toàn tỉnh, cụ thể: Hệ thống quản lý Hộ tịch; Hệ thống quản lý cán bộ công chức, viên chức của tỉnh ...
Năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai xây dựng gần 300 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho các sở, ngành như: Sở Công thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Thông tin và Truyền thông. Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành xây dựng hệ thống một cửa điện tử tập trung và đã triển khai cho một số sở, ban, ngành của tỉnh, đồng thời đang tiến hành khảo sát để triển khai cho UBND cấp huyện và cấp xã. Sở Thông tin và Truyền thông đã tiến hành xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh và từng bước tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Trong năm 2017, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 02 lớp đào tạo thi sát hạch, cấp chứng chỉ chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tỉnh Hải Dương; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành, chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ quan, đơn vị.
Năm 2017, đã triển khai các giải pháp chống vi rút và thư rác cho hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh, các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản hướng dẫn gửi các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để cảnh báo về các nguy cơ tấn công gây mất an toàn thông tin để đưa ra các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông còn tổ chức tập huấn về an toàn thông tin cho các cán bộ tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để đảm bảo công tác an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
Trong những năm qua, tỉnhHải Dương luônquan tâm,đầu tưthường xuyên triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh hiện đại hoá hành chính trong cơ quan nhà nướccủa tỉnh. Bên cạnh đó, Sở TT&TT cũng nhận được sự hỗ trợ, phối hợp của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển và ứng dụng CNTTtừ khâu khảo sát cho đến triển khai thực hiện các nhiệm vụ.Các sở, ngành và địa phương đã tận dụng và phát huy được ưu điểm của ứng dụng CNTT vào trong hoạt động công vụ của mình và phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chứcchưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT nên chưa tích cực thay đổi thói quen làm việc thủ công, chưa chủ động học tập và trau dồi nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong công tác của mình;vẫn còn một số đơn vị chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT đã đầu tư. Nguồn nhân lực chuyên trách về CNTT còn thiếu và yếu, chủ yếu là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác triển khai ứng dụng CNTT và thực hiện quản lý nhà nước tại tỉnh; chưa có cơ chế, chính sách thu hút người giỏi về CNTT vào làm việc trong cơ quan nhà nước nên công tác tham mưu, đề xuất giải pháp ứng dụng và phát triển CNTT còn nhiều hạn chế.Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về CNTT chưa đầy đủ, đồng bộ và thường xuyên có sự thay đổi; các văn bản hướng dẫn của cấp trên, đôi lúc còn chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.Việc đầu tư kết cấu hạ tầng và các ứng dụng CNTT chưa được đầu tư, xây dựng tập trung, đồng bộ mà còn nhỏ lẻ, manh mún, dàn trải. Do vậy khả năng tương thích không có, khó khăn cho việc tích hợp kết nối, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống.
Thời gian tới, tỉnh Hải Dương tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT xây dựng và triển khai mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại các Sở, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh; xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hải Dương; Triển khai thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tập đoàn Viễn thông quân đội về xây dựng Chính quyền điện tử giai đoạn 2016-2020;Hoàn thành việc xây dựng trang thông tin điện tử cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Duy trì, vận hành trang thông tin điện tử PCI hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp.
Bài của Nguyễn Cao Thắng - PGĐ phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2018