Một số giải pháp trồng cây vụ đông 2017 - 2018

Vụ mùa năm 2017 toàn tỉnh gieo cấy 58.783 ha, đạt 99,4% kế hoạch (59.100 ha), giảm 838 ha so vụ mùa năm trước. Thời vụ gieo cấy từ ngày 15/6 đến 20/7/2017, sớm hơn so với cùng kỳ năm trước (CKNT) khoảng 5 - 7 ngày. Trong đó, trà mùa sớm gieo cấy tập trung từ 20/6 - 25/6/2017, trà mùa trung gieo cấy từ 25/6 - 05/7/2017, trà mùa muộn gieo cấy từ 10/7 - 20/7/2017.
Một số giải pháp trồng cây vụ đông 2017 - 2018

Cơ cấu trà mùa sớm 11.208 ha, chiếm 19,1%, tăng 2,1% so CKNT, trà mùa trung 44.517,3 ha, chiếm75,7%, giảm 2,4%, trà mùa muộn 3.057,7 ha, chủ yếu gieo cấy các giống nếp đặc sản nếp Cái Hoa Vàng, nếp Xoắn chiếm 5,2% tăng 0,4%. Diện tích lúa chất lượng đạt 40.401,2 ha, chiếm 68,46% diện tích gieo cấy, tăng 2.037,4 ha so vụ mùa 2016. Diện tích lúa lai 1.719,9 ha, chiếm 2,93% diện tích, thấp hơn CKNT 58,8ha. Diện tích cấy mạ dược chiếm 30,4%, thấp hơn so với vụ mùa năm trước 0,4%; diện tích cấy mạ sân 41,8%, cao hơn 2,7% CKNT; diện tích gieo vãi chiếm 26,4%, giảm 3% so với CKNT; diện tích cấy máy 1,7%, tăng 0,7% CKNT.

Do lúa Chiêm xuân thu hoạch sớm hơn từ 3 - 5 ngày so với trung bình nhiều năm (TBNN) nên vụ mùa 2017 làm đất sớm; trà mùa sớm, mùa trung gieo cấy và kết thúc sớm hơn so với CKNT. Thời gian ngả ruộng dài, thuận lợi cho phân giải chất hữu cơ nên ít diện tích lúa bị nghẹt rễ. Thời tiết vụ mùa 2017 đầu vụ cơ bản thuận lợi, mưa rải đều cung cấp đủ nước cho làm đất, gieo cấy và sinh trưởng phát triển của lúa, không có các đợt mưa lớn gây ngập úng cục bộ so với TBNN, nông dân tích cực chăm bón nên lúa bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh nhanh, tập trung đảm bảo số dảnh hữu hiệu; lúa tương đối tốt, cao cây, sâu bệnh phát sinh gây hại ít.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10, liên tục có mưa to, kèm dông gió do ảnh hưởng của rãnh thấp, bão, áp thấp xảy ra trên lúa ở giai đoạn cuối làm đòng đến trỗ bông trà mùa sớm và mùa trung nên bệnh bạc lá xuất hiện sớm hơn so TBNN và diễn biến phức tạp. Ngoài ra một số diện tích bị ảnh hưởng bệnh vàng lá làm cây lúa sinh trưởng và phát triển kém.

Đến ngày 5/10/2017, toàn tỉnh đã thu hoạch 33.746 ha lúa, do thời tiết cuối vụ không thuận lợi, năng suất lúa vụ mùa dự kiến toàn tỉnh khoảng 56,03 tạ/ha, thấp hơn so với kế hoạch (57 tạ/ha) và thấp hơn chút ít so CKNT (56,05 tạ/ha). Vì vậy, quỹ đất cho trồng cây vụ đông nhất là vụ đông sớm năm nay được đảm bảo về diện tích và cơ cấu thời vụ. 

Diện tích rau màu hè thu toàn tỉnh gieo trồng 9.538 ha đạt 103,7% KH (9.200 ha), tăng 286 ha so CKNT (9.252 ha). Diện tích rau màu hè thu chủ yếu tập trung tại khu C Kim Thành, và một số xã của huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Chí Linh. Thời tiết vụ hè thu năm nay mưa liên tục kéo dài nên không thuận lợi cho các cây rau màu sinh trưởng và phát triển nên năng suất không cao. Nhưng nông dân đã khắc phục kịp thời và trồng mới nên sản lượng rau quả vẫn đảm bảo cung cấp ra thị trường, giá bán ổn định, dễ tiêu thụ.

Vụ đông năm 2017 - 2018toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 22.000 ha. Trong đó, rau các loại 18.000 ha gồm các cây rau chủ lực như Hành tỏi củ 6.000 ha; bắp cải, su hào, súp lơ 4.000 ha; khoai tây 1.000 ha); ngô 2.000 ha; cây khác 2.000 ha. Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 2.970 tỷ đồng, bình quân 135 triệu đồng/ha.

Tính đến ngày 25/9/2017 toàn tỉnh đã gieo trồng được 3.508 ha cây vụ đông các loại, cao hơn 840 ha so với CKNT (2.968 ha). Trong đó, Gia Lộc 850 ha, Kim Thành 800 ha, Thanh Miện 700 ha, Tứ Kỳ 400 ha, Nam Sách 350 ha. Tuy lúa vụ mùa thu hoạch sớm hơn so với TBNN, giải phóng đất sớm thuận lợi đảm bảo diện tích cho gieo trồng vụ đông, nhất là cây vụ đông ưa ấm, nhưng từ đầu vụ đến nay liên tục mưa to, kèm theo đông gió đã ảnh hưởng đến sinh trưởng cây vụ đông đã gieo trồng.

Thực hiện Đề án “Phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020” được triển khai hỗ trợ vùng sản xuất rau chuyên canh có bao tiêu sản phẩm 200 ha, cây vụ đông 520 ha (duy trì vụ trước 220 ha, trồng mới kế hoạch 300 ha). Vùng rau chuyên canh hỗ trợ chứng nhận VietGAP 100ha; Hỗ trợ thuê đất sản xuất tập trung trong đó có cây vụ đông 200 ha; Hỗ trợ chuyển đổi vùng chuyên canh lúa sang chuyên canh trồng rau màu, cây ăn quả có diện tích 200 ha; Hỗ trợ xây dựng nhà màng 23.830 m2 và 30.820 m2 nhà lưới.

Ngoài ra các địa phương ban hành chính sách hỗ trợ vụ đông:

+ Huyện Nam Sáchhỗ trợ 50% giá giống trồng khoai tây (quy mô 3 ha/vùng), hỗ trợ 1 triệu đồng/ha bằng phân bón Neb 26 cho vùng quy hoạch sản xuất tập trung (quy mô 3 ha/vùng) trồng cây hành.

 + Huyện Cẩm Giàng hỗ trợ 100.000 đồng tiền giống/sào vùng quy hoạch sản xuất tập trung quy mô 3 ha trở lên/vùng trồng cây ngô ngọt có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm từ đầu vụ.

 + Huyện Thanh Hà hỗ trợ 2 triệu đồng/mô hình trồng cây vụ đông tập trung quy mô từ 3.600 m2 đến dưới 5.400 m2;hỗ trợ 3 triệu đồng/mô hình trồng cây vụ đông tập trung quy mô từ 5.400 m2 đến dưới 7.200 m2; hỗ trợ 5 triệu đồng/mô hình trồng cây vụ đông tập trung quy mô từ 7.200 m2 trở lên.

 Trồng hành, tỏi tập trung hoặc khoai tây tập trung: Quy mô từ 1.800m2 đến dưới 3.600 m2, hỗ trợ 1,2 triệu đồng/mô hình; quy mô từ 3.600 m2 đến dưới 5.400 m2, hỗ trợ 3 triệu đồng/mô hình; quy mô từ 5.400 m2 đến dưới 7.200 m2, hỗ trợ 5 triệu đồng/mô hình; quy mô từ 7.200 m2 trở lên, hỗ trợ 7 triệu đồng/mô hình.    

Đến nay, diện tích cây rau màu hè thu đã thu hoạch trên 8.000 ha, cộng với diện tíchlúa trà mùa sớm, mùa trung được cho thu hoạch trước 5/10 đảm bảo dư quỹ đất cho phát triển cây vụ đông, nhất là cây vụ đông sớm và ưa ấm cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ những thuận lợi, khó khăn trên đây, để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông 2017 - 2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra một số giải pháp đối với lúa mùa trên chân đất trồng cây vụ đông, thực hiện bón kali qua lá sau khi lúa trỗ và tháo cạn nước khi lúa đỏ đuôi để lúa chín nhanh hơn 3-5 ngày giải phóng đất sớm cho trồng cây vụ đông.Thực hiệnthu hoạch lúa theophương châm “xanh nhà hơn già đồng”, huy động máy công suất lớn thu lúa đến đâu, làm đất trồng rau màu vụ đông ngay đến đótheo phương châm “sáng lúa chiều cây vụ đông”. Mở rộng mô hình trồng gối, trồng xen, làm đất tối thiểu, không làm đất, làm bầu (cho ngô, bí, khoai tây), mô hình che phủ nilon (cho cây rau vụ đông sớm),... để tranh thủ thời vụ và tiết kiệm chi phí nhân công.

Cây hành củ, cây tỏi:Tại Kinh Môn, Nam Sách trồng từ 25/9 đến 15/10, không nên trồng muộn gặp mưa cuối vụ hành, tỏi bệnh nhiều, năng suất, chất lượng thấp, rớt giá. Mở rộng diện tích trồng tỏi tại các địa phương có tập quán và kinh nghiệm sản xuất từ trước. Xây dựng các mô hình trồng tỏi 1 nhân (tỏi cô đơn) tại một số địa phương để làm cơ sở mở rộng ra sản xuất trong thời gian tới.

Cây khoai tây:Trồng từ 15/10-15/11, không trồng sớm khi còn nắng nóng sẽ cho năng suất thấp, không trồng muộn gặp mưa ẩm sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.

Các loại rau ưa lạnhnhưSu hào, bắp cải, súp lơ để tránh rớt giá khi thu ồ ạt lúc chính vụ, tăng diện tích sớm giá bán cao. Đa dạng hoá và cơ cấu vừa phải diện tích cây rau cuối vụ, tránh rớt giá khi dọn ruộng cấy lúa xuân. Tăng diện tích cây trồng có đầu ra ổn định, có hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ như khoai tây phục vụ chế biến, ớt, ngô ngọt, rau xuất khẩu,…Tăng cường tập huấn, tuyên truyền khuyến cáo, hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn theo quy trình GAP đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bài của Phạm Ninh Hải

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10/2017


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,103,476
  • Tổng lượt truy cập3,808,680
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây