Tình hình thời tiết thủy văn tỉnh Hải Dương vụ Đông Xuân 2018 - 2019

A. Tình hình thời tiết khí tượng, thủy văn (từ tháng 6 đến 31/8/2018)

I. Khí tượng

1. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)

Từ tháng 6 đến 31/8 trên biển Đông đã có 3 cơn bão và 5 ATNĐ hoạt động trên biển Đông. Có 5 đợt mưa lớn diện rộng và 1 ngày mưa vừa, mưa to. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 5 đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng.
Tình hình thời tiết thủy văn tỉnh Hải Dương vụ Đông Xuân 2018 - 2019

2. Nhiệt độ:Nhiệt độ trung bình (số liệu tại TP.Hải Dương)

+ Tháng 6 cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) là 0,80C (TBNN 29,20C)         

+ Tháng 7 cao hơn TBNN là 0,10C (TBNN 29,30C)

+ Tháng 8 cao hơn TBNN là 0,30C (TBNN 28,40C)

3. Lượng mưa:Tổng lượng mưa (số liệu tại TP.Hải Dương)

+ Lượng mưa tháng 6 thấp hơn TBNN là 60,6 mm (TBNN 215,7 mm).

+ Lượng mưa tháng 7/2018 cao hơn TBNN là 210,7 mm (TBNN 235,6 mm).

+ Lượng mưa tháng 8/2018 cao hơn TBNN là 490,4 mm (TBNN 274,5 mm).

II. Thủy văn

Tính đến hết tháng 8/2018, dòng chảy các sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương có xu thế tăng dần, mực nước dao động chủ yếu theo sự điều tiết từ các hồ kết hợp mưa lũ thượng nguồn và ảnh hưởng của thủy triều. So với TBNN mực nước vẫn dao động ở mức thấp. Trên sông Thái Bình tại Phả Lại, mực nước trung bình tháng 6,7,8 đều ở mức thấp hơn TBNN từ 0,90 m - 1,30 m. Hạ lưu sông Hồng tại Cống Xuân Quan, mực nước trung bình tháng đều thấp hơn TBNN từ 2,3 m - 3,35 m.

Từ đầu mùa lũ đến giữa tháng 6, mực nước các sông vẫn ở mức thấp và chủ yếu dao động theo ảnh hưởng của thủy triều. Thời kỳ cuối tháng do ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn kết hợp với triều cường nên đỉnh triều dâng cao. Sông Thái Bình tại Phả lại đã xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên là 1,36 m, đỉnh lũ là 2,32 m (ngày 27) sau xuống. Đến giữa và cuối tháng 7 do ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn, xả lũ hồ Hòa Bình kết hợp với triều cường nên mực nước các sông lên nhanh và duy trì ở mức cao.

Sông Thái Bình tại Phả Lại đã xuất hiện 3 đợt lũ như sau:

Đợt 1: Từ ngày 15/7 đến ngày 17/7 với biên độ lũ lên là 0,87 m, cường suất lũ lên lớn nhất là 6,3 cm/giờ đỉnh lũ cao nhất trong đợt lũ này là 2,58 m < BĐ I: 1,42 m (1 giờ ngày 17/7).

Đợt 2: Từ ngày 20/7 đến ngày 25/7 biên độ lũ lên là 1,14 m, cường suất lũ lên lớn nhất là 3,5 cm/giờ đỉnh lũ cao nhất là 3,75 m < BĐI 0,25 m (21 giờ ngày 22/7).

Đợt 3: Từ ngày 27/7 đến ngày 31/7 biên độ lũ lên là 1,03 m, đỉnh lũ cao nhất trong đợt lũ này là 2,99 m (ngày 30/7).

Sang tháng 8, thời kỳ giữa và cuối tháng do ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn và xả lũ hồ Hòa Bình kết hợp với triều cường nên mực nước các sông lên nhanh, trên sông Thái Bình tại Phả Lại xuất hiện 2 đợt lũ:

Đợt 1: Từ ngày 16/8 đến ngày 21/8 với biên độ lũ lên là 0,73 m, đỉnh lũ cao nhất là 3,13 m (ngày 18).

Đợt 2: Từ ngày 28/8 đến ngày 31/8 với biên độ lũ lên là 2,11 m, đỉnh lũ cao nhất là 3,28 m (ngày 31).

Hạ lưu sông Hồng mực nước dao động theo sự điều tiết của các hồ và ảnh hưởng của thủy triều.Thời kỳ giữa và cuối tháng 7,8 do ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn kết hợp với xả lũ hồ Hòa Bình nên mực nước lên nhanh.

Các sông khu vực hạ lưu, mực nước dao động chủ yếu theo ảnh hưởng của thủy triềuvà mưa lũ thượng nguồn.Đợt triều cường giữa tháng 7 do ảnh hưởng của mưa lũ thượng nguồn đổ về nên đỉnh triều dâng cao.Tại Bá Nha (Sông Gùa), đỉnh triều cao nhất là 2,12 m >BĐI 0,12 m (ngày 15,16/7).

B. Dự báo khí tượng, thủy văn (từ tháng 8 đến tháng 12/2018)

1. Hiện tượng ENSO

Theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO của các cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới cho thấy xu hướng tăng của nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO 3.4. Theo đó, hiện tượng ENSO được dự báo nhiều khả năng tiếp tục duy trì trạng thái trung gian từ nay cho tới khoảng tháng 10/2018, từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019 sẽ chuyển sang trạng thái El Nino với xác suất trong khoảng 60 - 70%.

2. Nhiệt độ, nắng nóng

Nhiệt độ trung bình trong các tháng từ tháng 8 đến tháng 12/2018 khu vực tỉnh Hải Dương phổ biến ở mức xấp xỉ và cao hơn so với TBNN, cụ thể như sau:

- Tháng 9: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ TBNN (TBNN: 27,4oC) dao động từ 27 - 28oC.

- Tháng 10: Nhiệt độ trung bình tháng cao hơn TBNN (TBNN: 25,2oC) dao động từ 26,5 - 27,5oC.

- Tháng 11: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 21,7oC) dao động từ 22 - 23oC.

- Tháng 12: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN: 17,9oC) dao động từ 18 - 19oC.

- Tháng 1/2019: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ cao hơn TBNN (TBNN:  16,5oC) dao động từ 16 - 17oC.

- Tháng 2: Nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ TBNN (TBNN: 17,9oC) dao động từ 18 - 18,5oC.

3. Lượng mưa:

Tổng lượng mưa tháng 9 và tháng 12/2018 ở mức thấphơn TBNN, thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn TBNNcụ thể như sau:

- Tháng 9: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ caohơn TBNN (TBNN: 188,2 mm) dao động từ 150 - 200 mm.

- Tháng 10: Tổng lượng mưa tháng thấp hơn TBNN (TBNN: 114,9mm) dao động từ 80 - 120 mm

- Tháng 11: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ thấp hơn TBNN (TBNN:61,7 mm) dao động từ 30 - 60 mm

- Tháng 12: Tổng lượng mưa tháng thấp hơn TBNN (TBNN: 23,4 mm) dao động từ 10 - 20 mm

- Tháng 1/2019: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ TBNN (TBNN: 25 mm) dao động từ 20 - 25 mm

- Tháng 2: Tổng lượng mưa tháng xấp xỉ thấp hơn TBNN (TBNN: 21,6 mm) dao động từ 15 - 20 mm

4. Bão và ATNĐ và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm khác.
        - Dự báo từ nay đến hết năm 2018 số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 4 - 6 cơn, trong đó có khoảng từ 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Những tháng cuối năm 2018 nhiều khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía Nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía Nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017.

- Mưa lớn diện rộng: từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019 khả năng xuất hiện 3 - 5 đợt mưa lớn diện rộng.

- Đợt rét đậm, rét hại đầu tiên khả năng xảy ra vào cuối tháng 12/2018 và đầu tháng 1/2019 .

- Không khí lạnh: Từ tháng 9/2018 đến tháng 2/2019, có khoảng 10 - 12 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Hải Dương.

5. Thủy văn

Mùa lũ khu vực Bắc Bộ trong đó có Hải Dương khả năng kết thúc sớm hơn so với TBNN. Thời kỳ cuối của mùa lũ năm 2018 các sông trên địa bàn tỉnh khả năng xuất hiện 1 - 2 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1-1,5 mMực nước trên các sông giảm dần, chủ yếu dao động theo ảnh hưởng của thủy triều và sự điều tiết từ các hồ. Từ tháng 9 đến tháng 11/2018 mực nước các sông xuống thấp và ở mức nhỏ hơn TBNN.

- Tháng 12/2018 và 1,2/2019 là các tháng mùa cạn; mực nước các sông chủ yếu dao động theo điều tiết của các hồ chứa và chịu ảnh hưởng của thủy triều.

6. Nhận định chung

Hiện tượng ENSO được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trạng thái trung gian từ nay cho tới tháng 10, sau đó có xu hướng chuyển dần sang trạng thái El Nino trong những tháng cuối năm 2018 và đầu năm 2019 với xác suất khoảng 60 - 70%. Thời điểm kết thúc mùa mưa có khả năng sớm hơn so với TBNN.

Từ tháng 9 đến hết tháng 12/2018 số lượng bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 4 - 6 cơn và có khoảng từ 2 - 3 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, tập trung ở khu vực Trung Bộ. Những tháng cuối năm 2018 nhiều khả năng hoạt động của bão và ATNĐ trên vùng biển phía nam Biển Đông và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực phía nam nước ta không nhiều như năm 2016 và 2017. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan như:Dông, tố, lốc, mưa đá xảy ra vào thời kỳ giao mùa, những trận mưa lớn diện rộng xuất hiện gây úng ngập cục bộ tại các đô thị, vùng trũng thấp

Dự báo trong các tháng cuối năm 2018, đầu năm 2019 các địa phương cần chủ động trữ nước đề phòng hạn hán, mùa Đông Xuân tới khả năng là mùa Đông Xuân ấm.

Bài của Nguyễn Văn Hoạch

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10 năm 2018


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây