Xạ Đen - Cây thuốc quý, cảnh đẹp

Cây Xạ đen, tên khoa học là Celastrus sp., thuộc họ Dây gối Celastraceae, mọc hoang ở các vùng núi nước ta. Thân cây dạng dây dài 3 - 10 m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh thường mọc ở độ cao trên 1.000 - 1.500 m chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Hòa Bình, rừng quốc gia Cúc Phương, rừng quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai… 

Thuộc loại thân bụi-lúp xúp lưu niên được người Mường gọi là “cây ung thư” bởi tác dụng ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh ung thư, đồng thời còn là dược liệu quý giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng… ở phụ nữ, phì đại tuyến tiền liệt ở đàn ông. Cây xạ đen còn được sử dụng để điều trị xơ gan, viêm gan cổ chướng, trị mất ngủ, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét, huyết áp cao, các bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị tiểu đường, máu nhiễm mỡ, giảm đau, tăng sức đề kháng (miễn dịch) cho cơ thể.

Nghiên cứu hóa sinh, sinh lý cho thấy cây xạ đen chứa rất nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là chất Fanavolnoid (chất chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư) kìm hãm hoạt động của các gốc tự do là tác nhân gây đột biến gen (cơ cấu di truyền) gây ung thư vì vậy có thể phòng và loại trừ ung thư đang khởi đầu diễn biến. Ngoài ra, trong xạ đen còn chứa nhiều hoạt chất quý khác như: Alkaloid, Saponin Triterbenoid có tác dụng chống nhiễm khuẩn); Quinon (có tác dụng làm cho tế bào ung thư hóa lỏng dễ tiêu… phối hợp với FLAVONOID để ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh (như đã kể) giúp nâng cao sức đề kháng với suy thoái của môi trường. Cây Xạ Đen dễ trồng vì khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt, kể cả trồng trong bồn chậu tạo bonsai vẫn hoàn tất được vòng đời ươm trồng - lớn lên - trưởng thành: ra hoa kết quả, già cỗi, tích lũy hoạt chất sinh học.

Hiện nay cây xạ đen có nguồn gốc ở Thung Lách, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đang có độ thuần cao và được nhiều người sử dụng ưa chuộng. Có thể gieo hạt, song tốt nhất là nhân vô tính giâm, chiết từ cây mẹ lưu niên (tính di truyền trội đã bảo thủ) kèm theo mỗi gốc khoảng 2 - 3 kg đất “mẹ” ở vùng nguyên sản để cây giống được hưởng “địa lợi” tối ưu giúp nâng cao tỉ lệ sống sau khi trồng ở địa phương khác, để cây đủ sức thích nghi với hoàn cảnh sống mới. Sau khi trồng cần che nắng, che mưa cho đến khi bén rễ hồi xanh, đâm chồi nảy lộc mới được dỡ bỏ, bón xỉ than cung cấp phân vi lượng và thêm phân hữu cơ vi sinh cung cấp đạm từ khí trời nhờ hoạt động của các vi khuẩn cố định đạm (AZOTOBACTEZ, NITROBACTER…) có trong đó. Tuyệt đối không lạm dụng phân hóa học bón cho xạ đen cũng như các cây dược liệu khác vì rất dễ hình thành NITROSAMIN là tiền chất gây ung thư có vị đắng chát. Thu hoạch khi cây trưởng thành cho hoa, quả, hạt từ 3 năm tuổi trở lên, vì giai đoạn này cây sung sức, dồi dào hoạt chất quý.

Chế biến đối với lá cần rửa sạch, dùng tay vò trước khi hãm, sắc; còn đối với cành, thân, rễ thì tránh “kim khắc mộc” - nên bẻ hoặc dùng dao, kéo bằng thép không rỉ INOXYDAB để băm, chặt, cắt trước khi chế biến. Không được để nước sôi 1000C khi đun nấu vì các hoạt chất quý có phân tử lượng nhỏ sẽ bay hơi nên lưu trữ xạ đen ở ngăn mát dưới 14 oC trong tủ lạnh.

Bài của Phạm Ngọc Châu

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10 năm 2018


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay53,673
  • Tháng hiện tại1,317,935
  • Tổng lượt truy cập4,023,139
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây