Phòng, chống dịch bệnh trong mùa nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh, trong thời gian tớithời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt xuất hiện nắng nóng gay gắt trên địa bàn tỉnh; là điều kiện bất lợi khiến vật nuôi khó thích nghi nên rất dễ bị nhiễmbệnh. Đây là thời điểm người chăn nuôi cần phải chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm, đề nghị người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Kiểm tra và thực hiện sửa chữa hệ thống chuồng trại đảm bảo luôn thoáng mát, sạch sẽ; trong chuồng nên lắp đặt hệ thống thông gió, quạt điện; mái chuồng nên lợp mái ngói hoặc mái lá, có phên che chống nắng xung quanh, có hệ thống giàn phun mưa.

- Nuôi, nhốt vật nuôi với mật độ vừa phải (mật độ trung bình đối với gà: úm 50 - 60 con/m2, gà 0,5 - 1 kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3 kg chăn nuôi gà thịt tốt nhất là 6 – 8 con/m2, với trâu bò đảm bảo 4 – 6 m2/con, đối với nái 3 - 4 m2/ con, lợn thịt là 2 m2/con).

- Khẩu phần ăn đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tăng khẩu phần các loại thức ăn rau xanh, cỏ, củ, quả, bổ sung các loại chất khoáng và vitamin tổng hợp; cho vật nuôi uống nước sạch đầy đủ có bổ sung thêm đường, vitamin và điện giải. Với trâu, bò, bò sữa cần tăng cường các loại thức ăn thô xanh, một số thức ăn ủ chua.

- Khi vận chuyển gia súc gia cầm trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài chú ý cho gia súc, gia cầm nghỉ ngơi hợp lý, vào các thời điểm buổi trưa nên để gia súc, gia cầm vào nơi mát, nhiều cây cối để chăm sóc bổ sung thức ăn, nước uống cũng như kiểm tra sức khỏe con vật trong quá trình vận chuyển. Nên giãn mật độ nhốt gia súc, gia cầm trên phương tiện vận chuyển, đồng thời che chắn làm mát cho gia súc, gia cầm ngay trên phương tiện vận chuyển.

- Không chăn thả trâu, bò vào lúc trời nắng ngắt; không sử dụng gia súc cày kéo trong thời điểm trưa nắng, để gia súc nơi bóng mát, cung cấp đủ thức ăn và nước sạch.

- Nhập giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, đủ điều kiện, kiểm tra lại quá trình phòng bệnh của vật nuôi; không mua bán, giết mổ vật nuôi bị bệnh; thông báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan thú y khi có vật nuôi bị bệnh không rõ nguyên nhân, đặc biệt có dấu hiệu lây lan.

- Nắng nóng xen kẽ với mưa giông thất thường là điều kiện để mầm bệnh sinh trưởng và phát triển do vậy cần định kỳ vệ sinh, khử trùng, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, khơi cống rãnh, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt ruồi, muỗi, côn trùng và ký chủ trung gian gây truyền bệnh.

- Chủ động tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin.

+ Trâu, bò, dê: vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng;

+ Lợn: vắc xin dịch tả, tụ huyết trùng, lở mồm long móng;

+ Gà, chim cút: cúm gia cầm, newcastle;

+ Vịt, ngan: cúm gia cầm, dịch tả vịt;

+ Chó, mèo: dại, carre, parvovirus.

Khi tiêm phòng chú ý kiểm tra đàn gia súc, gia cầm khoẻ mạnh mới tiêm phòng. Thời điểm tiêm phòng tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo chất lượng vắcxin, tránh phản ứng, tạo miễn dịch tốt cho con vật khi tiêm phòng.

Trên đây là một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trong mùa nắng nóng. Hy vọng các hộ chăn nuôi quan tâm và chủ động thực hiện.

Bài của Nguyễn Văn Hoạt - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 4 năm 2018


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,104,675
  • Tổng lượt truy cập3,809,879
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây