Ứng dụng tiến bộ khoa học thâm canh cây Cam

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học (Sở khoa học và Công nghệ) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện “Chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong thâm canh cây cam Vinh, cam V2 ở thời kỳ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.

Năm 2018, Trung tâm đã xây dựng mô hình chăm sóc cam Vinh, cam V2 ở thời kỳ kinh doanh với quy mô 6 ha, tại xã Hoàng Hoa Thám và phường Bến Tắm (thị xã Chí Linh) với 11 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn chăm sóc cây cam 4 năm tuổi, theo quy trình kỹ thuật của Viện Rau quả và Viện Di truyền.

Kết quả theo dõi mô hình cho thấy, cây cam Vinh và cam V2 sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ đậu quả cao. Quả có mẫu mã đẹp,trọng lượng trung bình lần lượt từ 200-280 gram/quả. Thời gian thu hoạch vào trung tuần tháng 11 đến cuối tháng 12, riêng cam V2 có thể để đếncuối tháng 2 năm sau. Năng suất của cây cam Vinh đạt 20 tấn/ha, cho lãi 139 triệu đồng/ha; cam V2 đạt 21,8 tấn/ha cho lãi 222 triệu đồng/ha.

Đây là haigiống cam có nhiều ưu điểm, song đòi hỏi chế độ bón phân hợp lý, phòng trừ một số bệnh và côn trùng nguy hại như vàng lá gân xanh, ruồi vàng hại quả.

Tin của Anh Nguyên

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2019


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây