Dự báo tình hình dịch hại vụ chiêm xuân 2019

I. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI NĂM 2018

1. Vụ chiêm Xuân

- Dịch hại trên lúa:

+ Rầy các loại:ra tăng số lượng và gây hại cục bộtại một số ruộng tại các huyệnBình Giang, Kim Thành, Thanh Miện…trên các giống BT7, Q5, TBR225, P6. Nhìn chung, rầy hại nhẹ hơn CKNT, không có diện tích cháy.
Dự báo tình hình dịch hại vụ chiêm xuân 2019

+ Bệnhđạo ôn lá hại nặng trên các giống nhiễm như: Nếp, TBR225, BC15, Q5, Nàng xuân. Bệnh đạo ôn cổ bông: diện tích nhiễm là 12,6 ha, nhẹ hơn CKNT bệnh gây hại phổ biến trên giống TBR225, BC15, nếp,...Bệnh lùn sọc đen và vàng lụicó xuất nhiện gây hại rải rác. Tuy nhiên, mức độ gây hại rất nhẹ, không có diện tích nhiễm và thiệt hại. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh gây hại cục bộ trên giống Bắc thơm, Thiên ưu ở giai đoạn đòng già - trỗ; bệnhhại thấphơn hẳn so với CKNT. Bệnh khô vằn gây hại nhẹ hơn CKNT

Dịch hại trên cây vải Thiều cũng thấp hơn cùng kỳ nhiều năm sâu đobị nhiễm 15 ha; Bọ xít 85 ha; Sâu đục cuống quả: diện tích nhiễm (DTN) 0,5 ha; Bệnh sương mai gây hại không đáng kể.

- Vụ Xuân Hè: Bệnh chết cây con trên dưa hấu, dưa lê gây hại rải rác, DTN 1 ha, tỷ lệ hại 3 - 5%, cao 10% số cây, nông dân đã tiến hành nhổ bỏ trồng dặm và phun phòng. Ngoài ra bệnh sương mai, giả sương mai, phấn trắng gây hại trên các cây dưa, bầu bí, cà chua...với tỷ lệ thấp; bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng trên rau thập tự gây hại nhẹ.

2. Vụ mùa

+ Sâu cuốn lá nhỏ: gây hại mật độ thấp nên không chỉ đạo phun trừdiện tích nhiễm là 48 ha. Mức độ gây hại cao hơn so với CKNT; sâu gây hại chủ yếu trà mùa muộn, DTN là 15 ha đã phun trừ cục bộ ở những nơi có mật độ cao.

+Rầy các loại: Phát hiện trên 13% tỷ lệ rầy lưng trắng phản ứng dương tính với virus lùn sọc đen. Diện tích đã phun trừ rầy là 1.560 ha, gây hại nặng hơn CKNT, DTN 248,5 ha, gây hại tập trung trên lúa mùa sớm và mùa trung, DTN 1.525 ha. Lứa rầy này cũng đã gây cháy chòm tại những nơi không được phun trừ kịp thời.

+ Sâu đục thân: phát sinh chủ yếu trên lúa mùa trung ở thời kỳ đòng già - trỗ bông; DTN sâu đục thân là 31 ha với tỷ lệ bông bạc là 3 - 5%, cục bộ có nơi 10%.

+Bệnh lùn sọc đen và vàng lụi:Phát sinh gây hại rải rác trên toàn tỉnh ngay từ đầu vụ, với DTN trên các giống Bắc thơm số 7, Q5,…ở giai đoạn cuối đẻ nhánh. Không có diện tích bị thiệt hại.

+Bệnh khô vằn: Bệnh bắt đầugây hại mạnh từ trung tuần tháng 8 đến cuối vụ. DTN là 4.560 ha, cao hơn so với vụ mùa 2017 (DTN là 3.816 ha) nhưng mức độ hại lại thấp hơn so với vụ mùa.      

+Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:Bệnh phát sinh gây hại mạnh sau bão số 5. Tỷ lệ bệnh phổ biến 5 - 10%, cao 20%, cục bộ >30%, bệnh tập trung gây hại trên một số giống nhiễm như Bắc thơm số 7, P6. Bệnh hại nhẹ hơn so với vụ mùa  2017.Tổng diện tích đã phòng trừ là 545 ha.

- Dịch hại trên rau màu hè thu: Bệnh phấn trắng, chết cây con, giả sương mai, nứt dây chảy mủ, thán thư, bọ trĩ, bọ phấn…gây hại rải rác trên dưa, bầu bí; Bọ nhảy, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn, lở cổ rễ, chết cây con gây hại nhẹ, rải rác trên rau thập tự; Bệnh đốm lá, sâu đục thân, bệnh gỉ sắt,..gây hại nhẹ, rải rác trên ngô…

II. Dự tính dự báo dịch hại vụ Chiêm Xuân 2019

Căn cứ diễn biến thời tiết, cơ cấu giống kết hợp cùng với diễn biến dịch hại phát sinh hàng năm, vụ Chiêm Xuân 2019 có một số đối tượng dịch hại chính như sau:

- Dịch hại trên lúa:

+ Chuột hại: Chuột gây hại ngay từ đầu vụ cho đến trước khi thu hoạch với phạm vi rộng; mức độ gây hại tương đương cùng kỳ năm trước (CKNT).

+ Rầy nâu và rầy lưng trắng:Rầy lứa 2 xuất hiện từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 hại cục bộ trên giống nhiễm; rầy lứa 3 gây hại từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, lứa này có nguy cơ gây cháy rầy cao nếu không tổ chức phòng trừ tốt; dự báo khả năng rầy gây hại cao hơn CKNT.

+ Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 1 gây hại rải rác trên trà lúa xuân sớm với mật độ thấp; bướm lứa 2 vũ hoá vào đầu - giữa tháng 4, sâu non lứa 3 nở rộ từ giữa - cuối tháng 4 và gây hại trên lúa chiêm xuân giai đoạn đòng - trỗ với diện phân bố rộng và có khả năng gây hại cao hơn CKNT; bướm lứa 3 vũ hoá đầu - giữa tháng 5, sâu non  lứa 4 nở rộ giữa tháng 5 và gây hại cục bộ lá đòng trên diện tích xanh tốt, và một số diện tích trỗ muộn, mức độ hại cao hơn CKNT.

Sâu non lứa 1 gây hại rải rác trên trà lúa xuân sớm với mật độ thấp; bướm lứa 2 vũ hoá vào đầu - giữa tháng 4, sâu non nở rộ từ giữa - cuối tháng 4, gây hại trên lúa xuân giai đoạn phân hóa đòng - trỗ với diện phân bố rộng; mức độ hại tương đương CKNT; bướm lứa 3 vũ hoá đầu - giữa tháng 5, sâu non nở rộ giữa tháng 5, hại cục bộ lá đòng trên diện tích xanh tốt, đặc biệt diện tích bón đạm muộn trên 1 số diện tích trỗ muộn sau 20/5; mức độ hại cao hơn CKNT.

+ Sâu đục thân: Gây hại nhẹ, tương đương CKNT.

+ Bệnh đạo ôn lá: Bệnh sẽ xuất hiện từ tháng 1 trên mạ dược, bệnh hại tăng dần và hại nặng cuối tháng 3 đầu tháng 4, mức độ gây gây hại cao hơn CKNT.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Xuất hiện và gây hại từ cuối tháng 4 đầu tháng 5 (khi lúa trỗ gặp thời tiết âm u, có mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài), khả năng bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gây hại với mức độ tương đương CKNT.

+ Bệnh vàng lá di động, lùn sọc đen: Bệnh gây hại rải rác tương đương CKNT.

+ Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Phát sinh khi lúa ở giai đoạn đứng cái trở đi khi gặp mưa to kèm giông; dự báo mức độ, gây hại thấp hơn CKNT.

+ Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại từ giai đoạn lúa đứng cái đến trước khi thu hoạch; mức độ tương đương CKNT.

+ Ngoài ra trên đồng ruộng còn xuất hiện: Ốc bươu vàng, bệnh nghẹt rễ sinh lý, ruồi vàng, bọ trĩ gây hại nhẹ đầu vụ; Bọ xít đen, bệnh thối thân, bệnh vàng lá - khô đầu lá gây hại nhẹ giữa vụ; bệnh đen lép hạt gây hại nhẹ cuối vụ.

- Dịch hại trên vải:

+ Bọ xít vải gây hại từ giữa tháng 3 trên quả non đến khi thu hoạch; Rệp muội gây hại từ giai đoạn nụ, hoa đến quả non; mức độ hại tương đương CKNT.

+ Sâu đo hại vải thiều trên lộc non, hoa và quả non; sâu đục cuống quả gây hại từ lúc hạt chuyển mầu nâu đến chín; mức độ sâu hại cao hơn CKNT.

+ Bệnh sương mai:Bệnh phát sinh gây hại lá non, nụ, hoa và quả non, thời tiết âm u, mưa phùn, mưa nhỏ là điều kiện cho bệnh phát sinh; dự báo mức độ gây hại của bệnh sương mai là cao hơn CKNT.

+ Bệnh thán thư:Hại từ khi quả vào cùi đến khi thu hoạch; mức độ bệnh hại cao hơn CKNT.

+ Trên vải thiều còn một số đối tượng gây hại khác như:Nhện lông nhung, sâu đục gân lá, đục tiện vỏ, rệp sáp...gây hại rải rác ở những giai đoạn khác nhau.

- Trên bầu bí, dưa các loại:Bệnh phấn trắng hại tương đương CKNT; bệnh chết cây con, giả sương mai, nứt dây chảy mủ, thối rễ, bọ trĩ, bọ phấn…gây hại cao hơn CKNT;  nhẹ, rải rác trên rau thập tự; Bệnh đốm lá, sâu đục thân, bệnh gỉ sắt,…gây hại nhẹ, rải rác trên ngô…

- Một số rau màu khác:

+ Trên rau họ thập tự:Bọ nhảy, sâu xanh, bệnh thối nhũn, lở cổ rễ, chết cây con gây hại tương đương CKNT; Sâu tơ hại nặng trà rau vụ muộn; mức độ hại cao hơn CKNT.

+ Bệnh rỉ sắt: Gây hại rải rác trên ngô; mức độ tương đương CKNT.

+ Sâu đục bắp ngô gây hại cục bộ…

Một số giải pháp phòng trừ:

- Các hộ nông dân cần tăng cường áp dụng như: “3 giảm, 3 tăng”, “kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI)”, “chương trình 1 phải 5 giảm, 3 tăng”, “chương trình quản lý và phòng trừ dịch hại IPM”... và thực hiện bón cân đối, bón sớm bón tập trung,...; làm đất kỹ, nhuyễn, san phẳng; bón phân cân đối, bón sớm bón tập trung, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường phân hữu cơ, phân kaly giúp cây sinh trưởng phát triển tốt tăng sức chống chịu sâu, bệnh; gieo cấy mật độ hợp lý; cấy mạ đủ tuổi, loại bỏ mạ già; giữ đủ nước trong quá trình sinh trưởng của cây lúa, điều chỉnh nước ruộng theo quá trình sinh trưởng của cây để đạt số dảnh hữu hiệu tối đa.

- Thăm đồng thường xuyên để phát hiện sớm khi sâu, bệnh mới phát sinh, ở diện hẹp để có biện pháp xử lý kịp thời mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ rầy nhất là rầy xanh đuôi đen và rầy lưng trắng để chủ động phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

- Chủ động diệt trừ chuột ngay từ khi bơm nước làm đất gieo cấy và giai đoạn lúa làm đòng (đòng non) bằng các biện pháp; tích cực tổ chức đặt bả trong thời gian tổ chức tuần lễ diệt chuột.

- Bà con nông dân nên lựa chọn những loại thuốc đặc hiệu có độc tính thấp; có nguồn gốc sinh học như thuốc thảo mộc, vi sinh...Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách).

Bài của Phạm Đức Lộc

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2019


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây