Chương trình “Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp” là hoạt động tạo cơ hội cho các nhà báo, phóng viên, người làm truyền thông có trải nghiệm thực tế về khởi nghiệp sáng tạo (KNST) tại các trung tâm khởi nghiệp như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, cũng như nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn, định hướng truyền thông về KNST qua hoạt động đào tạo, chia sẻ từ các chuyên gia tham gia cùng đoàn Hành trình. Chương trình đưa các nhà báo/phóng viên/người làm truyền thông hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hay khởi nghiệp tại những nơi đang bắt đầu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đến thăm quan tìm hiểu các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công tại các thành phố lớn để học hỏi và trở thành hạt nhân thúc đẩy phát triển khởi nghiệp tại địa phương thông qua công cụ truyền thông.
Tham gia đoàn khởi nghiệp sáng tạo tại Đà Nẵng do Trung tâm Dịch vụ Tổng hợp - Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức gồm 13 thành viên đến từ Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương, Báo Gia Lai, Báo Phú Yên, Báo Thừa Thiên Huế, Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng, Trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ TP. Hải Phòng, Trung tâm Ứng dụng và Thông tin khoa học và công nghệ Phú Thọ, Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tại đây ông Nguyễn Việt An, Trưởng ban tổ chức Hành trình Khám phá những miền đất khởi nghiệp đã giúp các nhà báo, phóng viên phân biệt Khởi nghiệp khác với khởi nghiệp sáng tạo.“Khởi nghiệp sáng tạo” là việc thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh theo cấp số nhân. Trong 2-3 năm đầu tiên, hầu hết startup tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm thị trường mới và hoàn thiện công nghệ để phù hợp với nhu cầu thị trường được xác định. Lúc này startup gần như chưa tạo ra lợi nhuận, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và các mối quan hệ, rất cần hỗ trợ về kỹ năng, kết nối với nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, đồng thời cần có không gian và các điều kiện vật chất cơ bản để thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường. Về Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là một hệ thống các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các tổ chức, cá nhân, yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong mối quan hệ liên kết và tương tác lẫn nhau trong một phạm vi hoạt động nhất định.
Ông Hoàng Quốc Lê, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam và trực tiếp hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đã chia sẻ với đoàn những kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động truyền thông cũng như lấy ý kiến từ các nhà báo, phóng viên địa phương về giải pháp thông tin hiệu quả ở địa phương. Ông Hoàng Quốc Lê chia sẻ về 04 nhóm nội dung chính cần được lưu ý trong quá trình truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm: Xác định chính xác sự kiện nào là sự kiện về khởi nghiệp sáng tạo để truyền thông có tính định hướng đúng đắn, không ùa theo các “chiêu trò” marketing lợi dụng từ “khởi nghiệp” của nhiều thương hiệụ. Sử dụng lợi thế của địa phương làm chất liệu truyền thông để thu hút startup mạnh về phát triển thị trường tại khu vực. Thông tin những vấn đề còn tồn tại của địa phương để doanh nhân khởi nghiệp nhìn thấy cơ hội hình thành và thương mại các giải pháp tại khu vực. Hình thành tư duy phản biện và tích cực đóng góp ý kiến cho các ý tưởng khởi nghiệp thay vì đưa tin một chiều. Điều này giúp nâng cao vai trò của truyền thông địa phương đối với các startup.
Cũng trong buổi làm việc, đoàn được nghe giới thiệu từ dự án Làng Bích họa Ánh Dương của chị Dương Huỳnh Trang được Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đồng ý ươm tạo ý tưởng với kinh phí 2,5 tỷ đồng với tiêu chí: Nhà nước-Doanh nghiệp-Cộng đồng cùng hoạt động và phát triển. Dự án đầu tiên được thực hiện tại đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng bao gồm 15.000 m2 bức vẽ, dài hơn 1 km với nhiều hình ảnh sống động từ mô tả cảnh làng quê Việt, cuộc sống thường nhật của người lao động, cũng như những danh thắng, thiên nhiên độc đáo của Đà Nẵng. Mô hình kết hợp hoạt động kinh doanh các dịch vụ bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, du lịch trải nghiệm để tăng thu nhập cho người dân địa phương và tạo nguồn kinh phí để tiếp tục triển khai dự án vì cộng đồng, đồng thời góp thêm một điểm đến cho du khách và cũng là cách giới thiệu trực quan sinh động những nét đặc trưng nhất của Đà Nẵng. Đây là dự án có thể phù hợp ứng dụng tại nhiều địa phương, tuy nhiên cần cải thiện mô hình kinh doanh thông qua ứng dụng công nghệ để nhanh chóng nhân rộng mô hình.
Ông Lý Đình Quân, Giám đốc điều hành Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (Songhan Incubator) đã chia sẻ về 9 dự án từ Chương trình khởi nghiệp du lịch VTS 2019 với tầm nhìn dài hạn, với nhiều hoạt động được tổ chức và liên kết như: Triển lãm Khởi nghiệp du lịch sáng tạo VTS Fair; Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VTS Awards; Hoạt động kết nối các startup du lịch VTS Connect; Liên kết mạng lưới nhà đầu tư, các chương trình tăng tốc quốc tế thuộc các lĩnh vực Du lịch, Dịch vụ, Ẩm thực, Văn hóa, Truyền thông, Thương mại, Công nghệ… trong đó ưu tiên có liên kết với ngành Du lịch tổng hợp.
Chị Lý Phương Dunggiới thiệu cho cả đoàn vềvườn ươm doanh nghiệp tại Đà Nẵng (DNES). Từ năm 2016 đến nay, DNES đã tổ chức được 4 khoá ươm tạo với hơn 30 startup được hỗ trợ. Hiện tại DNES đã xây dựng thành công 2 co-working spaces tại Đà Nẵng. Đoàn được chia sẻ về HekateAI- một trong những doanh nghiệp tiên phong về công nghệ chatbot và ứng dụng chatbot tại Việt Nam. Năm 2016, nhân vật ảo Sumi sử dụng công nghệ chatbot đầu tiên của nhóm trên Skype đã chính thức được ra mắt và thu hút gần 1 triệu đoạn hội thoại.Đến nay, Hekate AI đã có hơn 1 triệu user và hơn 100.000 người đang tương tác với Sumi và 10 nhân vật hư cấu khác hàng ngày thông qua Messenger. Đặc biệt, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã hợp tác cùng Công ty Cổ phần Công nghệ Hekate, ra mắt kênh thông tin tra cứu du lịch tự động mới (ứng dụng Chatbot) trên tin nhắn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Đà Nẵng là một trong hai thành phố đầu tiên tại Đông Nam Á đưa ứng dụng công nghệ chatbot vào du lịch.
Ông Trần Xuân Mới, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Huấn luyện viên Du lịch Việt Nam Đà Nẵng và Câu lạc bộ nhà đầu tư khởi nghiệp iAngle Danangđã chia sẻ kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, với mong muốn giúp các startup hiểu rõ hơn về thị trường, trưởng thành nhanh hơn. Sau một thời gian tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo,ông nắm bắt được nhu cầu cũng như vấn đề của nhiều doanh nghiệp lớn, từ đó gợi ý để các bạn trẻ có thể khởi nghiệp thông qua thực hiện các giải pháp cho các doanh nghiệp này. Ông cũng đãkết nối với các doanh nghiệp ở địa phương cần nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía các lãnh đạo trong vùng để có được những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp lớn sử dụng sản phẩm của startup cũng như đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vùng.
Cũng trong chương trình, startup Liberzy cũng giới thiệu về công ty như một điển hình startup trong lĩnh vực du lịch, về định giá doanh nghiệp và hình thức góp vốn lấy cổ phần của Liberzy, Công ty được định giá 6 tỉ, trong đó cổ phần được chia vào 04 nhóm chính gồm 50% là vốn của founder, 5% của cofounder, 10% của vườn ươm và 35% là từ đối tác công nghệ. Liberzy.com tạo ra công cụ giúp du khách lên lịch trình cho chuyến đi một cách trực quan trên bản đồ, sau đó, du khách có thể chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm chuyến đi của mình để cho du khách khác tham khảo
Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực. Anh Trương Tiến Vũ, Trung tâm Khởi nghiệp (Đại học Duy Tân) đã giới thiệu về Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cho các thành viên đoàn. Trung tâm cũng đã tổ chức các cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp”, “Ngày hội khởi nghiệp”,…để tạo cơ hội cho các bạn trẻ được thỏa sức sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp của mình. Startup DTU sẽ tìm kiếm nhà đầu tư hỗ trợ và thương mại hóa cho các ý tưởng hay những sản phẩm khả thi có khả năng ứng dụng trong thực tế.Trung tâm mô phỏng và ảo hoá (visualization and simulation) của trường, tập trung vào nghiên cứu mô phỏng 3, sử dụng các công nghệ VR, AR, MR, IoT, AI và các công nghệ tiên tiến khác. Trong đó, sản phẩm AnatomyNow là ứng dụng điển hình được phát triển và thương mại hóa từ trường đại học, sử dụng để ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe. AnatomyNow của ĐH Duy Tân lọt vào vòng Chung kết ASEAN ICT Awards 2018, và đạt giải nhì tại cuộc thi PITCH 2018 thuộc RISE 2018 - Hội nghị công nghệ thượng đỉnh lớn nhất châu Á.
Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng cùng các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, kết nối các chuyên gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nhiều giai đoạn với người làm truyền thông, tạo tiền đề cho việc hợp tác và phát triển lâu dài trong cộng đồng truyền thông về khởi nghiệp sáng tạo. Hành trình giúp thông tin các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết về khởi nghiệp sáng tạo để nhà báo, phóng viên có thể khai thác sâu hơn các nội dung về khởi nghiệp phục vụ những mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Thông qua đó giúp các nhà báo, phóng viên được tiếp cận các mô hình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và biện pháp truyền thông tại các địa phương khác nhau để ứng dụng tại khu vực hoạt động của mình.
Bài của Phạm Ninh Hải
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2019
Tại đây ông Nguyễn Việt An, Trưởng ban tổ chức Hành trình Khám phá những miền đất khởi nghiệp đã giúp các nhà báo, phóng viên phân biệt Khởi nghiệp khác với khởi nghiệp sáng tạo.“Khởi nghiệp sáng tạo” là việc thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh theo cấp số nhân. Trong 2-3 năm đầu tiên, hầu hết startup tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm thị trường mới và hoàn thiện công nghệ để phù hợp với nhu cầu thị trường được xác định. Lúc này startup gần như chưa tạo ra lợi nhuận, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm và các mối quan hệ, rất cần hỗ trợ về kỹ năng, kết nối với nhà đầu tư, khách hàng tiềm năng, đồng thời cần có không gian và các điều kiện vật chất cơ bản để thử nghiệm sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường. Về Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo là một hệ thống các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các tổ chức, cá nhân, yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong mối quan hệ liên kết và tương tác lẫn nhau trong một phạm vi hoạt động nhất định.
Ông Hoàng Quốc Lê, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam và trực tiếp hỗ trợ truyền thông cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đã chia sẻ với đoàn những kinh nghiệm bổ ích trong hoạt động truyền thông cũng như lấy ý kiến từ các nhà báo, phóng viên địa phương về giải pháp thông tin hiệu quả ở địa phương. Ông Hoàng Quốc Lê chia sẻ về 04 nhóm nội dung chính cần được lưu ý trong quá trình truyền thông cho khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm: Xác định chính xác sự kiện nào là sự kiện về khởi nghiệp sáng tạo để truyền thông có tính định hướng đúng đắn, không ùa theo các “chiêu trò” marketing lợi dụng từ “khởi nghiệp” của nhiều thương hiệụ. Sử dụng lợi thế của địa phương làm chất liệu truyền thông để thu hút startup mạnh về phát triển thị trường tại khu vực. Thông tin những vấn đề còn tồn tại của địa phương để doanh nhân khởi nghiệp nhìn thấy cơ hội hình thành và thương mại các giải pháp tại khu vực. Hình thành tư duy phản biện và tích cực đóng góp ý kiến cho các ý tưởng khởi nghiệp thay vì đưa tin một chiều. Điều này giúp nâng cao vai trò của truyền thông địa phương đối với các startup.
Cũng trong buổi làm việc, đoàn được nghe giới thiệu từ dự án Làng Bích họa Ánh Dương của chị Dương Huỳnh Trang được Vườn ươm Doanh nghiệp Đà Nẵng (DNES) đồng ý ươm tạo ý tưởng với kinh phí 2,5 tỷ đồng với tiêu chí: Nhà nước-Doanh nghiệp-Cộng đồng cùng hoạt động và phát triển. Dự án đầu tiên được thực hiện tại đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng bao gồm 15.000 m2 bức vẽ, dài hơn 1 km với nhiều hình ảnh sống động từ mô tả cảnh làng quê Việt, cuộc sống thường nhật của người lao động, cũng như những danh thắng, thiên nhiên độc đáo của Đà Nẵng. Mô hình kết hợp hoạt động kinh doanh các dịch vụ bán hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, du lịch trải nghiệm để tăng thu nhập cho người dân địa phương và tạo nguồn kinh phí để tiếp tục triển khai dự án vì cộng đồng, đồng thời góp thêm một điểm đến cho du khách và cũng là cách giới thiệu trực quan sinh động những nét đặc trưng nhất của Đà Nẵng. Đây là dự án có thể phù hợp ứng dụng tại nhiều địa phương, tuy nhiên cần cải thiện mô hình kinh doanh thông qua ứng dụng công nghệ để nhanh chóng nhân rộng mô hình.
Ông Lý Đình Quân, Giám đốc điều hành Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn (Songhan Incubator) đã chia sẻ về 9 dự án từ Chương trình khởi nghiệp du lịch VTS 2019 với tầm nhìn dài hạn, với nhiều hoạt động được tổ chức và liên kết như: Triển lãm Khởi nghiệp du lịch sáng tạo VTS Fair; Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo VTS Awards; Hoạt động kết nối các startup du lịch VTS Connect; Liên kết mạng lưới nhà đầu tư, các chương trình tăng tốc quốc tế thuộc các lĩnh vực Du lịch, Dịch vụ, Ẩm thực, Văn hóa, Truyền thông, Thương mại, Công nghệ… trong đó ưu tiên có liên kết với ngành Du lịch tổng hợp.
Chị Lý Phương Dunggiới thiệu cho cả đoàn vềvườn ươm doanh nghiệp tại Đà Nẵng (DNES). Từ năm 2016 đến nay, DNES đã tổ chức được 4 khoá ươm tạo với hơn 30 startup được hỗ trợ. Hiện tại DNES đã xây dựng thành công 2 co-working spaces tại Đà Nẵng. Đoàn được chia sẻ về HekateAI- một trong những doanh nghiệp tiên phong về công nghệ chatbot và ứng dụng chatbot tại Việt Nam. Năm 2016, nhân vật ảo Sumi sử dụng công nghệ chatbot đầu tiên của nhóm trên Skype đã chính thức được ra mắt và thu hút gần 1 triệu đoạn hội thoại.Đến nay, Hekate AI đã có hơn 1 triệu user và hơn 100.000 người đang tương tác với Sumi và 10 nhân vật hư cấu khác hàng ngày thông qua Messenger. Đặc biệt, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã hợp tác cùng Công ty Cổ phần Công nghệ Hekate, ra mắt kênh thông tin tra cứu du lịch tự động mới (ứng dụng Chatbot) trên tin nhắn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam, Đà Nẵng là một trong hai thành phố đầu tiên tại Đông Nam Á đưa ứng dụng công nghệ chatbot vào du lịch.
Ông Trần Xuân Mới, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Huấn luyện viên Du lịch Việt Nam Đà Nẵng và Câu lạc bộ nhà đầu tư khởi nghiệp iAngle Danangđã chia sẻ kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, với mong muốn giúp các startup hiểu rõ hơn về thị trường, trưởng thành nhanh hơn. Sau một thời gian tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo,ông nắm bắt được nhu cầu cũng như vấn đề của nhiều doanh nghiệp lớn, từ đó gợi ý để các bạn trẻ có thể khởi nghiệp thông qua thực hiện các giải pháp cho các doanh nghiệp này. Ông cũng đãkết nối với các doanh nghiệp ở địa phương cần nhiều sự quan tâm và tạo điều kiện từ phía các lãnh đạo trong vùng để có được những cơ chế tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp lớn sử dụng sản phẩm của startup cũng như đóng góp cho tăng trưởng kinh tế vùng.
Cũng trong chương trình, startup Liberzy cũng giới thiệu về công ty như một điển hình startup trong lĩnh vực du lịch, về định giá doanh nghiệp và hình thức góp vốn lấy cổ phần của Liberzy, Công ty được định giá 6 tỉ, trong đó cổ phần được chia vào 04 nhóm chính gồm 50% là vốn của founder, 5% của cofounder, 10% của vườn ươm và 35% là từ đối tác công nghệ. Liberzy.com tạo ra công cụ giúp du khách lên lịch trình cho chuyến đi một cách trực quan trên bản đồ, sau đó, du khách có thể chia sẻ hình ảnh và trải nghiệm chuyến đi của mình để cho du khách khác tham khảo
Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực. Anh Trương Tiến Vũ, Trung tâm Khởi nghiệp (Đại học Duy Tân) đã giới thiệu về Trung tâm Khởi nghiệp Đại học Duy Tân cho các thành viên đoàn. Trung tâm cũng đã tổ chức các cuộc thi “Ý tưởng Khởi nghiệp”, “Ngày hội khởi nghiệp”,…để tạo cơ hội cho các bạn trẻ được thỏa sức sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp của mình. Startup DTU sẽ tìm kiếm nhà đầu tư hỗ trợ và thương mại hóa cho các ý tưởng hay những sản phẩm khả thi có khả năng ứng dụng trong thực tế.Trung tâm mô phỏng và ảo hoá (visualization and simulation) của trường, tập trung vào nghiên cứu mô phỏng 3, sử dụng các công nghệ VR, AR, MR, IoT, AI và các công nghệ tiên tiến khác. Trong đó, sản phẩm AnatomyNow là ứng dụng điển hình được phát triển và thương mại hóa từ trường đại học, sử dụng để ứng dụng công nghệ mô phỏng thực tế ảo 3D xây dựng cơ thể người phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khối ngành khoa học sức khỏe. AnatomyNow của ĐH Duy Tân lọt vào vòng Chung kết ASEAN ICT Awards 2018, và đạt giải nhì tại cuộc thi PITCH 2018 thuộc RISE 2018 - Hội nghị công nghệ thượng đỉnh lớn nhất châu Á.
Hành trình khám phá những miền đất khởi nghiệp đã thu hút được sự quan tâm của cộng đồng cùng các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, kết nối các chuyên gia trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở nhiều giai đoạn với người làm truyền thông, tạo tiền đề cho việc hợp tác và phát triển lâu dài trong cộng đồng truyền thông về khởi nghiệp sáng tạo. Hành trình giúp thông tin các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết về khởi nghiệp sáng tạo để nhà báo, phóng viên có thể khai thác sâu hơn các nội dung về khởi nghiệp phục vụ những mục tiêu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới. Thông qua đó giúp các nhà báo, phóng viên được tiếp cận các mô hình xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và biện pháp truyền thông tại các địa phương khác nhau để ứng dụng tại khu vực hoạt động của mình.
Bài của Phạm Ninh Hải
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2019