Nghiến cứu phục tráng và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt

Thực hiện đề tài “Nghiên cứu, phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu lúa nếp Quýt huyện Kim Thành”, vụ mùa năm 2018, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã xây dựng mô hình sản xuất nếp Quýt thương phẩm với tổng diện tích 60 ha, áp dụng theo quy trình kỹ thuật được hoàn thiện từ dự án “Ứng dụng tiến bộ phát triển sản xuât lúa hàng hoá góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực hiện năm 2012”, kết hợp xử lý ruộng sau thu hoạch vụ xuân bằng chế phẩm Fito - Biomix RR.

Kết quả lúa nếp Quýt có tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung, tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao trên 80%. Chiều cao cây từ 115 - 120 cm, thời gian sinh trưởng khoảng 148 -150 ngày. So sánh giống lúa nếp Quýt chọn lọc và giống lúa nếp Quýt dân tự để giống đều có khả năng đẻ nhánh khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ tương đương nhau. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp Quýt chọn lọc có sự vượt trội như: số bông/khóm đạt 6,35 bông, số hạt chắc/bông đạt 150,5 hạt/bông, vì thế, năng suất giống lúa nếp Quýt ở mô hình thương phẩm có năng suất thực thu 53,5 tạ/ha, cao hơn so với năng suất lúa nếp Quýt địa phương 4,6 tạ/ha (48,9 tạ/ha).

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu phục tráng giống lúa nếp Quýt và phối hợp với huyện Kim Thành xây dựng nhãn hiệu tập thể nếp Quýt Kim Thành, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Tin của Anh Nguyên

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2019


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây