Giống bí đỏ mật số 2 thích hợp trồng trong vụ Thu đông tại các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày. Dạng quả tròn dài, thịt quả dày, màu vàng cam sẫm, dẻo, trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1 kg/quả, ăn ngon. Khả năng đậu quả cao từ 3 - 4 quả/cây, khối lượng quả 0,8 - 1,5 kg/quả. Năng suất trung bình đạt 800 - 1.000 kg/sào.
1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Đất trồnglà đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5-6, chủ động tưới, tiêu.
- Sản xuất cây giống:Lượng hạt 1,3 - 1,5 kg/ha (40 gram/360 m2), mật độ 357 hoặc 364 cây/m2, khoảng cách giữa các cây con 4 - 5 cm. Giá thể bầu gieo hat với tỷ lệ 20% đất phù sa + 80% xơ dừa, trấu hun được xử lý sạch bệnh trước khi sử dụng 5 - 10 ngày.Hạt giống trước khi được ngâm trong nước sạnh 4-6 giờ sau đó đãi sạch, ủ nứt nanh rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, phủ kín hạt bàng lớp mỏng giá thể.
2. Thời vụ gieo trồng: Từ ngày 15/8 đến ngày 25/9.Đất lên luống rộng 3,5 - 4 m, cao 0,4 m, rãnh 0,3 m. Mật độ 1,5 vạn cây/ha, khoảng cách 0,4 x 3,2 - 3,5 m.
3. Phân bón cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ + 100 kg N + 80 kg P205 + 80 Kg K20 tương đương 5 tấn phân hữu cơ + 220 kg đạm ure + 400 kg Supelân + 160 Kg kali Clorua. Sử dụng loại phân NPK 5 tấn phân hữu cơ + 300 kg NPK 13:13:13 - TE + 80 kg đạm urê hoặc 5 tấn phân hữu cơ + 300 kg NPK:16-8-16-13S + TE + 80 kg đạm urê
*Cách bón:
Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ, phân lân, đảo đều với đất và lấp đất trước khi trồng 2 - 3 ngày.
Bón thúc lần 1: sau trồng 10 - 12 ngày, kết hợp vun xới lần 1
Bón thúc lần 2: sau trồng 25 - 30 ngày, kết hợp với vun đợt 2.
Bón thúc lần 3: khi cây ra hoa và đậu quả rộ, sau trồng 35 - 40 ngày
TTT |
Loại phân |
Tổng số |
Bón lót |
Bón thúc |
||
I |
II |
III |
||||
1 |
Phân hữu cơ (tấn) |
5 |
5 |
|
|
|
2 |
Phân đạm ure (kg) |
220-260 |
|
50-60 |
60-70 |
110-130 |
3 |
Phân lân Supe (kg) |
400-450 |
400-450 |
|
|
|
4 |
Phân kali (kg) |
160-180 |
|
40-50 |
60 |
60-70 |
4. Chăm sóc: Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Thường duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả và phát triển quả cần nhiều nước. Phủ kín luống trồng bằng màng phủ nông nghiệp hoặc rơm, ra. Màng phủ đục lỗ trước khi trồng. Khi bắt đầu ra hoa cái rộ, thụ phấn bổ sung vào sáng sớm từ 7 - 9 giờ (tập trung thụ phấn 5 - 7 ngày), lấy quả cách gốc từ 10 - 14 lá. Trọng lượng quả đạt trên 0,5 kg tiến hành cắt ngọn cách quả 4 - 5 lá.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu sám:Có thể bắt bằng tay tại chỗ hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung quang gốc cây hoặc trên mặt luống.
- Sâu xanh:Sử dụng Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500 SC...phun phòng vớp nồng độ 0,15 - 0,20%.
- Rệp:Sử dụng Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộ HCD 25 BHN... để phòng trừ
Các loại bệnh hại chủ yếu
Bệnh lở cổ rễ:Dùng Viben C BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Bệnh sương mai:Dùng thuốc Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,2 - 0,25%,Zineb 80WP nồng độ 0,25 - 0,3%, Daconil 72WP... để phun phòng và trừ.
Bệnh phấn trắng:Dùng thuốc Bayfidan 20 EC hoặc Cocide 5.8 DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
Bọ phấn trắng:Dùng thuốc Mopride 500WP, Nopara 35NDG hoặc Oncol 25WP. Nồng độ phun 0,15 - 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
II. Quy trình trồng giống dưa chuột PC4
Giống dưa chuột PC4 có thời gian sinh trưởng vụ thu đông 80 - 85 ngày. Thu quả sau trồng 35 - 40 ngày, thời gian thu quả kéo dài 40 - 45 ngày. Giống cho 8 - 12 quả/cây, khối lượng quả 130 - 150 gam và năng suất trên 50 tấn/ha vụ xuân hè và 40 - 45 tấn/ha vụ Thu đông. Quả của dài quả 20 - 25 cm khi đo ở đường kính 2 - 2,5 cm, vỏ xanh, đặc ruột, ăn giòn thích hợp ăn tươi, chế biến.
1. Thời vụ: trồng từ ngày 10/9 đến ngày 10/10. Dưa chuột có thể gieo thẳng hoặc gieo bầu trong vườn ươm. Cây con được đưa ra trồng từ 7 - 10 ngày. Lượng hạt cần 25 - 30 gram/sào (360 m2). Túi bầu gieo hạt có kích thước 7 x 10 cm được cắt góc cho thoát nước hoặc cuốn lá chuối, đường kính 4 - 5 cm, cao 4 - 5 cm. Hỗn hợp đất bột + mùn mục (tỷ lệ 1:1) đã được xử lý bằng vôi bột 10 kg + 1 kg thuốc Basudin/tấn hỗn hợp. Hạt được ngâm trong nước sạch 4 đến 6 giời sau đó ủ ấm, ẩm đến khi hạt nứt lanh đem gieo (gieo 1 hạt/bầu)
2. Làm đất, trồng cây: Đất được cày ải, sạch cỏ dại, bừa nhỏ vừa phải, lên luống rộng 1,5 m (cả rãnh), rãnh rộng 25 - 30 cm. Trồng dưa chuột cắm dàn trồng 2 hàng, mật độ 2,5 vạn cây/ha. Khoảng cách: cây x cây = 45 - 50 cm, hàng x hàng = 80 - 90 m (tùy theo đặc điểm của giống)
3. Bón phân và cách bón cho 1 ha dưa chuột
TTT |
Loại phân bón |
Tổng số |
Bón lót |
Bón thúc |
||
Lần 1 |
Lần 2 |
Lần 3 |
||||
1 |
Phân hữu cơ (tấn) |
4-5 |
25-30 |
|
|
|
2 |
Đạm Urea (kg/ha) |
200-250 |
40-45 |
50-60 |
60-70 |
50-70 |
3 |
Phân Super lân (kg/ha) |
350-400 |
350-400 |
|
|
|
4 |
Phân Kali (kg/ha) |
200-250 |
40-45 |
50-60 |
60-70 |
50-70 |
5 |
Vôi bột (kg/ha) nếu pHkel<6 |
400 |
400 |
|
|
|
+ Cách bón:Đánh rạch hoặc bổ hốc thành 2 hàng trồng, dùng toàn bộ phân hữu cơ, phân khoáng vào rạch (hốc) đảo đều với đất lấp đầy rạch (hốc) trước khi trồng 1-2 ngày.
- Bón thúc:Đợt 1 sau khi trồng 8 - 10 ngày, cây có 4 - 5 lá thật. Bón xung quanh gốc 15 - 20 cm kết hợp vun xới phá váng. Đợt 2 sau trồng 20 - 25 ngày. Bón giữa 2 hốc kết hợp vun cao cắm dàn. Đợt 3 sau trồng 30 ngày trở đi hoà nước phân (nồng độ 5 - 10%) tưới vào giữa luống hoặc rắc vào giữa luống kết hợp tưới thấm vào buổi chiều mát. Khoảng cách các đợt tười phân 7 - 10 ngày/lần
4. Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh: Sau trồng 20 - 25 ngày tiến hành cắm dàn cho dưa chuột, khi cây có thân lá phát triển tốt, thường xuyên buộc để tránh cây đổ, gục ngã bảo vệ các tầng quả không chạm đất gây bụi bẩn, sâu bệnh.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Luân canh với cây lúa nước 2 vụ lúa và 1 vụ màu hoặc 1 lúa 2 màu. Sâu xanh, sâu đục quả dùng Padan 95 WP 0,1%, Sherpa 25EC 0,1%...phun cho cây. Sâu vẽ bùa dùng thuốc thảo mộc Artoxid 0,5%, Cymerin 5EC 0,2%...phun cho cây. Rệp xanh Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%...phun cho cây. Bệnh sương mai dùng Anvil 5SC 0,25%, Bavistyn 50FL, Viben-C 50BTN 0,2%...phun cho cây vào buổi chiều mát, khô lá.
III. Quy trình gieo trồng cây súp lơ SaKata 1506
Giống Súp lơ SaKata 1506 cóthời gian sinh trưởng 65 - 76 ngày, khối lượng hoa 0,8 - 1 kg/hoa. Năng suất trung bình 22 - 25 tấn/ha. Gieo hạt và trồng tháng 8,9. Hạt giống đóng trong vỉ giấy chuyên dụng, mẫu mã đẹp, đảm bảo quy chuẩn chất lượng tốt, khối lượng tịnh 10 gram/vỉ.
1. Kỹ thuật sản xuất cây giống trong vườn ươm:ngâm hạt vào nước ấm 540C trong 25 - 30 phút.Gieo từ 400 - 600 gram hạt/ha. Luống rộng 0,9 - 1 m, cao 20 - 25 cm, mặt luống phẳng, phủ một lớp giá thể đất bột + phân mùn mục, tỷ lệ 1:1, dày >1 cm sau đó gieo hạt, lượng hạt gieo 1,5 - 2 gram/m2, gieo hạt xong phủ lớp giá thể rất mỏng và trấu đủ kín hạt.
Khay bầu bằng xốp hoặc nhựa chuyên dụng, mật độ 500 - 600 cây/m2 hoặc bầu gieo cây bằng túi PE có kích thước 7 x 10 cm. Bầu hay khay bầu được đổ đầy giá thể (đất bột + mùn mục hoặc xơ dừa, tỷ lệ 1:1). Gieo 1 hạt/bầu hoặc 1 hạt trong 1 ô trong khay bầu. Gieo hạt xong cần duy trì độ ẩm 75 - 80% để cây mọc nhanh và đều. Tuổi cây giống 28 - 30 ngày, cây cao 5 - 7 cm, có 2 - 3 lá thật, thân cứng, mập, lá tròn, đốt sít, không bị sâu, bệnh hại.
2. Đất và kỹ thuật làm đất trồng: Đất trồng được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống trồng rộng 1 - 1,1 m, lên cao 20 - 25 cm. Mặt luống rộng khoảng 0,9 - 1 m, rãnh luống 25 - 30 cm để tiện đi lại chăm sóc.
Cách trồng và khoảng cách: Trồng hàng 2 hàngnanh sấu trên luống với khoảng cách hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 50 cm (26.000 - 28.000 cây/ha).
3. Phân bón và kỹ thuật bón phân cho 1 sào (360 m2)
Loại phân |
Lượng phân (sào) |
Lần bón |
|||
Bón lót |
Thúc đợt 1 |
Thúc đợt 2 |
Thúc đợt 3 |
||
Phân hữu cơ |
350-400 |
350-400 |
|
|
|
Phân đạm |
15-16 |
1 |
2-3 |
3-4 |
8-9 |
Phân Supe lân |
20-22 |
15-18 |
|
|
5-7 |
Phân KaliClorua |
15-16 |
|
2-3 |
3-4 |
8-9 |
Cách 1:Lượng phân hữu cơ, phân lân dùng cho bón lót có thể rải đều trên mặt luống, dùng dụng cụ làm đất đảo đều với đất mặt, san phẳng và rạnh rãng trồng cây.
Cách 2: Phân hữu cơ, phân lân được chộn đều với đất bột, đánh rãnh luống trồng, cho hỗn hợp phân, đất trên vào rãnh, phủ kín trước khi trồng.
Các đợtbón thúc:
Bón đợt1:Sau khi trồng độ từ 8 - 10 ngày và 13 - 15 ngày, dùng phân đạm và Kali hòa nước tưới nồng độ phân 5 - 8% tưới nhẹ xung quang gốc cây.
Bón đợt 2:Sau trồng 18 - 20 ngày (sau đợt 1 khoảng 10 - 12 ngày). Khi cây đã cho 1 - 2 lá mới, tiến hành xới nhẹ rãnh luống và hai bên thành luống, bón phân vào giữa 2 hàng cây, xúc đất ở rãnh phủ kín phân và hoàn chỉnh luống rau.
Bón đợt 3:Khi cây đã chéo nõn (sau trồng 40 - 50 ngày tùy giống) tập trung số phân còn lại có thể hòa cùng với phân chuồng ngân ủ. Nồng độ nước phân tưới 5 - 8%, tưới định kỳ 7 - 10 ngày/lần, tưới vào giữa luống.
Chú ý:Bón đợt 1, đợt 2 dùng loại phân N:P:K= 16:16:8-TE, bón đợt 3 dùng loại phân N:P:K= 13:13:13-TE cho hiệu quả cao.
4. Một số kỹ thuật chăm sóc khác
Sau khi trồng phải tưới nướcngay và duy trì độ ẩm đất70 - 80%. Khi thấy cây đã chéo nõn (các lá nõn cụp lại) thì không tưới bằng ô doa nữa mà tưới vào gốc để tránh làm hỏng hoa. Tưới đậm, 1 - 2 ngày/lần. Gặp tiết trời nồm không được tưới nước. Phải xới tơi đất rồi mới vun. Giống sớm chỉ vun cao một lần sau khi trồng khoảng 12 - 15 ngày, giống muộn vun lần thứ hai sau đó 10 - 12 ngày.
Sau khi trồng được 45 ngày (giống sớm) đến 60 - 70 ngày (giống chính vụ và muộn) thấy có ngù hoa ở trong lá nõn thì phải che đậy ngay và làm tới khi thu hoạch hoa lơ. Lúc đầu hoa lơ còn bé, có thể bẻ gập 1 - 2 lá trong lại để đậy; khi hoa đã lớn thì ngắt bỏ các lá ngoài (lấy khoảng 1/3 phiến lá phần đầu lá) để đậy cho hoa, cứ thấy lá đậy hoa hơi héo là phải thay đổi lá đậy khác ngay để nước khỏi dột vào ngù làm thối rữa hoa.
5. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: Nên chọn các loại đất luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.
Dùng biện pháp thủ công:ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh héo xanh đem tiêu huỷ.Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.
Biện pháp sử dụng thuốc BVTV: Nên xử lý cây giống bằng cách phun thuốc hóa học có hiệu lực cao, kéo dài (Regent 800 WG, Rambo 800 WG, Match 050EC...) lên cây giống trong vườn ươm trước khi nhổ trồng từ 2 - 3 ngày để hạn chế sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, rệp muội…
Giai đoạn đầu vụ (sau trồng-trải lá bàng): Sử dụng thuốc BVTV mới để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.
Sâu tơ:Mật độ 7 - 10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám > 2 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, Lufenron 050EC); xử lý các loại thuốc có hoạt chất Indoxacarb (Ammate 150SC).
Rệp muội:xử lý các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100SL, Conphai 100SL,...), hoạt chất Fipronil (Tango 800 WG, Rambo 800 WG, ...)
Bọ nhảy:xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan 95WP, Shachong shuang 95WP ...)
Bệnh thối gốc:xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 35 WP); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Vida 3SC, Valivithaco 3SC…)
Giai đoạn giữa vụ (trải lá bàng-nụ nhỏ):
Chú ý:Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng và sâu khoang. Sử dụng thuốc nguồn gốc sinh học để phòng trừ như: Angun 5WDG, Sausto1.0EC, Silsau super 1.9EC, Susupes 1.9 EC, Kuraba 3.6 EC, Vertimec 1.8 EC ….
Giai đoạn cuối vụ (15 - 20 ngày trước thu hoạch):Sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang xử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Faini 0.3 SL, Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS,..), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Crymax 35 WP, Kuraba WP,…) và các loại thuốc nguồn gốc sinh học tương tự như giai đoạn giữa vụ để phòng trừ.
Đối với bệnh thối lá, hoa lơ xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acrylic acid 4% + Carvacrol 1% (Som 5DD), hoạt chất Ningnanmycin (Kozuma 3SL, Somec 2 SL...), hoạt chất Streptomycin sulfate (Stepguard 100SP, Poner 40SP…), hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Vida 3SC, Valivithaco 3SC…)
Khi tuổi hoa lơ được 15 - 20 ngày, xung quanh mặt hoa có hiện tượng rão là thu hoạch tỉa (cây lớn trước, cây bé sau). Loại bỏ lá gốc chỉ để một số lá sát hoa. Chú ý không rửa, đưa vào bao bì để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Bài của TS. Đoàn Xuân Cảnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2019.