Để các hộ tham gia mô hình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ đã tổ chức 3 lớp tập huấn cho 240 đại biểu là hộ sản xuất tham gia mô hình và hộ có nhu cầu tiếp thu kỹ thuật và một số cán bộ quản lý, khuyến nông cơ sở. Tại đây các đại biểu tham gia tập huấn đã được nâng cao nhận thức các tiến bộ khoa học về giống, kỹ thuật thâm canh sản xuất cây rau màu nói chung, sản xuất cây dưa hấu nói riêng.
Kết quả giống dưa hấu lai F1 AD 779 có tỷ lệ nảy mầm cao đạt từ 90 - 95%, thời gian sinh trưởng ngắn từ 60-65 ngày, trồng theo hàng cách hàng từ 4 - 5 m, cây cách cây từ 35 - 40 cm, mật độ từ 850-1000 cây/1000 m2, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, khối lượng quả trung bình từ 3,3 đến 3,5 kg, năng suất đạt từ 26-33 tấn/ha, cho thu lãi 83 triệu đồng/ha.
Giống dưa hấu lai F1 AD 779 sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện khí hậu của tỉnh Hải Dương. Tuy nhiên do tập quán canh tác tại xã Tái Sơn (Tứ Kỳ) và xã Nam Hưng (Nam Sách) cùng thời tiết bất thuận và bệnh hại đã ảnh hưởng đến năng suất của mô hình sản xuất tại 2 xã chi đạt 26 tấn/ha, thấp hơn xã Đức Chính (Cẩm Giàng) khoảng 7 tấn/ha.
Tin của Bảo Châu
Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2018