Chí Linh: Sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu

Năm 2020, Trường Đại học Sao Đỏ đã thực hiện nghiên cứu sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu trên địa bàn TP. Chí Linh.

Sau một năm thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài đã đưa ra được quy trình sản xuất màng phủ sinh học tự phân hủy và áp dụng vào thực tế. Từ đó quy trình sử dụng nền nhựa PVA tạo ra sản phẩm có kích thước lớn hơn dài 85 cm x 85 cm so với nghiên cứu thử nghiệm trước đó 30 cm x 25 cm, độ bền kéo, độ giãn tương ứng là 12,61 Mpa và 97,71% so với nghiên cứu trước đó là 0,43 Mpa và 9,5%; ở quy trình sử dụng nền nhựa LDPE đã sản xuất được sản phẩm có kích thước theo chiều rộng là 150 - 180 cm, độ bền kéo, độ giãn dài tương ứng 17,49 Mpa và 101,88%.

Mô hình áp dụng MSHTPH thu được năng suất với dưa hấu là 35,90 tấn/ha, dưa lê là 23,50 tấn/ha, cà chua là 57,33 tấn/ha cao hơn khi sử dụng màng PE; 23,50 tấn/ha; 57,33 tấn/ha; Với màng phủ PE thông thường năng suất với dưa hấu là 35,70 tấn/ha, dưa lê là 23,20 tấn/ha, cà chua là 56,99 tấn/ha.

Về hiệu quả kinh tế, việc sử dụng màng phủ sinh học tự phân hủy cho lợi nhuận đối với cây dưa hấu trên 199 triệu đồng/ha; dưa lê cho hiệu quả trên 196 triệu đồng/ha và mô hình trên cà chua lãi 593,4 triệu đồng/ha.

Kết quả cho thấy, đầu tư dùng màng sinh học tự phân hủy cao hơn so với màng không phân hủy và các màng phân hủy có trên thị trường nhưng ở cùng chế độ chăm sóc, năng suất của quả thu được ở màng sinh học tự phân hủy cao hơn, chất lượng quả tốt hơn và thân thiện với môi trường, thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp lâu dài.

Tin của Ninh Hải

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2021


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây