Bản tin TBT số 13 ngày 10 tháng 7 năm 2022

CÁC YÊU CẦU CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỆT MAY NHẬP KHẨU

      Các yêu cầu pháp lý bắt buộc

An toàn sản phẩm

Bất kỳ mặt hàng nào được bán ở châu Âu đều phải tuân thủ Chỉ thị an toàn sản phẩm chung (GPSD) 2001/95/ EC của EU. Ngoài ra, một số sản phẩm dệt may có các yêu cầu an toàn cụ thể và các yêu cầu về sản phẩm cụ thể được ưu tiên hơn so với GPSD. Chính phủ các quốc gia sẽ kiểm tra xem sản phẩm nhập khẩu có đáp ứng các yêu cầu an toàn hiện hành hay không. Nếu sản phẩm nhập khẩu được coi là không an toàn, sản phẩm đó sẽ bị từ chối hoặc loại bỏ khỏi thị trường Châu Âu.

REACH và sử dụng hóa chất

Yêu cầu pháp lý được biết đến nhiều nhất để xuất khẩu hàng may mặc sang EU là REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất). Quy định này hạn chế việc sử dụng nhiều loại hóa chất trong quần áo (vải và đồ trang trí). Các hóa chất bị hạn chế đôi khi được sử dụng trong may mặc là: một số loại thuốc nhuộm Azo; chất chống cháy; hóa chất chống thấm và chống ố và niken (trong đồ trang trí và phụ kiện kim loại)… Xem danh sách đầy đủ các hóa chất bị hạn chế tại: https://echa.europa.eu/substances-restricted-under-reach

Đức có thêm quy định cụ thể đối với formaldehyde trong hàng dệt may; quy định cụ thể đối với PCP, ngoài ra Đức cũng có các quy định đối với thuốc nhuộm phân tán trong hàng dệt may.

Bản tin TBT số 13 ngày 10 tháng 7 năm 2022
  • Danh sách các chất bị hạn chế (RSL)

Bên cạnh REACH, nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ đã xây dựng danh sách các chất bị hạn chế (RSL) của riêng họ, nghiêm ngặt hơn REACH. Các sản phẩm nhập khẩu cần tuân thủ các RSL dành riêng cho người mua (Buyer-specific RSLs)

  • Yêu cầu đặc biệt đối với quần áo trẻ em

EU có một tiêu chuẩn cụ thể về an toàn đối với quần áo trẻ em và quần áo trẻ sơ sinh. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu để đảm bảo rằng dây và dây rút được đặt an toàn trên quần áo cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 14 tuổi. Điều này là để tránh các nguy cơ siết cố và nghẹt thở.

  • Dấu CE

Nếu muốn xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) sang EU, chẳng hạn như quần áo bảo hộ hoặc găng tay, bạn phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn cụ thể của EU về thiết kế, sản xuất, sử dụng vật liệu, thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng liên quan đến PPE. Dán nhãn CE cho PPE như một dấu hiệu dễ thấy rằng sản phẩm nhập khẩu tuân thủ các yêu cầu an toàn của PPE.

  • Chất diệt khuẩn

Nếu thêm chất diệt khuẩn vào hàng dệt may để bảo vệ con người khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh hoặc vi khuẩn thì phải tuân thủ Quy định về sản phẩm Biocidal (BPR) của EU cũng như REACH.

  • Ghi nhãn sản phẩm

Bắt buộc ghi chi tiết hàm lượng nguyên liệu của mọi mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU theo Quy định 1007/2011 của EU (https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=CELEX:02011R1007-20180215).

  • Quyền sở hữu trí tuệ

Việc sao chép bất hợp pháp các nhãn hiệu và thiết kế đã đăng ký được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành thời trang châu Âu. Nếu bán các thiết kế của riêng mình trên thị trường Châu Âu, nhà xuất nhập khẩu phải đảm bảo không vi phạm bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ (IP) nào.

  • Công ước CITES

Việc sử dụng các loài động vật và thực vật có nguy cơ tuyệt chủng hoặc các bộ phận của chúng trong sản phẩm bị hạn chế bởi các biện pháp quản lý động vật hoang dã của EU (EC 338/97). Quy định này dựa trên Công ước CITES, theo đó, một số loài động vật và thực vật hoàn toàn không được sử dụng trong quần áo.

      2. Yêu cầu phi pháp lý (non-legal) bắt buộc

  • Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Nhiều người tiêu dùng châu Âu đang gia tăng nhu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Doanh nghiệp phải ký một bộ quy tắc ứng xử, trong đó tuyên bố rằng doanh nghiệp tôn trọng luật lao động và môi trường của địa phương và tránh tham nhũng. Ngoài ra, người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp phải có chứng nhận liên quan đến sản xuất công bằng và bền vững.

  • Yêu cầu phi pháp lý đối với vật liệu cơ bản

Những tiêu chuẩn và chứng nhận phổ biến nhất tại châu Âu đối với vật liệu cơ bản, bao gồm:

  • BCI (Better Cotton Initiative - Sáng kiến bông tốt hơn): 1 sáng kiến đã bên với 1.200 thành viên giúp cải thiện điều kiện trồng bông trên toàn cầu
  • GRS (Global Recycled Standard - Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu)
  • RDS (Responsible Down Standard) and RWS (Responsible Wool Standard)
  • Yêu cầu phi pháp lý đối với chế biến hàng dệt may và vải
  • Tiêu chuẩn 100 của Oekotex
  • Nhãn sinh thái EU
  • GOTS (Tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu)
  • Bluesign
  • Yêu cầu phi pháp lý đối với sản xuất hàng may mặc
  • BSCI (Sáng kiến tuân thủ xã hội trong kinh doanh)
  • WRAP (Sản xuất được công nhận có trách nhiệm trên toàn thế giới), SEDEX và ETI (Sáng kiến thương mại đạo đức)

Các tiêu chuẩn phổ biến khác, liên quan đến quyền của người lao động như SA8000, ISO 26000, FWF (Fair Wear Foundation) và Fairtrade. Và tiêu chuẩn quản lý môi trường phổ biến là ISO 14001

Tin TBT Hải Dương


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây