Trạm bơm Thanh niên huyện Gia Lộc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trạm bơm Thanh niên huyện Gia Lộc. Ảnh Như Lý Trạm bơm Thanh niên huyện Gia Lộc thuộc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi huyện Gia Lộc là đơn vị chuyên cung cấp nước nông nghiệp tưới cho diện tích canh tác thuộc địa bàn thị trấn Gia Lộc, xã Toàn Thắng, xã Hồng Hưng và một phần xã Hoàng Diệu, trong đó tổng diện tích lúa vụ đông - xuân năm 2009 là 611 ha, diện tích lúa hè - thu là 550 ha và diện tích cây hoa màu kể cả cây vụ đông là 468,6 ha, với tổng lượng nước tưới hằng năm khoảng 12 triệu m3/năm. Hiện nay trạm bơm có tổng số 10 máy bơm với tổng công suất 1 000 m3/giờ, để vận hành mỗi máy bơm được trang bị 01 động cơ ba pha công suất 33 kW.
Trạm bơm Thanh niên huyện Gia Lộc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Để phục vụ tốt cho sản xuất số máy bơm trên được bố trí thành 2 trạm là Thanh niên A với 6 máy bơm và Thanh niên B với 4 máy bơm, mỗi trạm có 1 máy bơm hút chân không để khởi động (mồi) các bơm trong trạm thông qua hệ thống ống hút tới từng máy, những máy này chỉ hoạt động để khởi động máy bơm, sau đó máy không hoạt trong suốt quá trình trạm bơm hoạt động.
Tuy trạm bơm tương đối đồng bộ, nhưng hệ thống máy bơm thuộc thế hệ cũ sản xuất từ những năm 60 của thế kỷ trước do vậy hiệu suất sử dụng năng lượng chưa cao, hiện tại trạm bơm có 7 máy (trong tổng số 10 máy) công suất thực tế của các máy bơm chỉ khoảng 750 m3/giờ (công suất thiết kế là 1000 m3/giờ), để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở cần quan tâm sửa chữa, cải tiến để nâng cao công suất của bơm trong khi vẫn giữ nguyên công suất của động cơ.
Theo đánh giá, năng suất thân bơm như vậy so với công suất điện của động cơ và cột áp của bơm vẫn còn thấp. Với động cơ điện 33 kW như hiện nay ta có thể nâng công suất cho thân bơm từ 750 m3/giờ lên 1200 m3/giờ mà công suất điện tiêu tốn hầu như không thay đổi. Bằng cách thay thế thân bơm cũ có năng suất 750 m3/h bằng một thân bơm khác có lưu lượng lớn hơn, năng suất 1200 m2/giờ. Điều này vừa đảm bảo đủ lưu lượng nước, vừa không làm tăng công suất điện của động cơ. Hơn nữa khi áp dụng giải pháp này, chỉ cần chạy 4,5 máy bơm mà công suất tương đương với 7 máy hiện tại.
Hệ thống bơm của trạm sử dụng nguồn nước tưới tại các mương chứa nước tưới của hệ thống mương nước Bắc Hưng Hải thông qua các bơm nước công suất 1000 m3/giờ để bơm lên hệ thống mương tưới cấp nước cho diện tích đất canh tác, để vận hành các bơm này mỗi trạm bố trí 01 máy bơm hút chân không khi vận hành các máy bơm trong trạm (mồi), sau khi toàn bộ các bơm hoạt động máy bơm hút chân không sẽ ngừng hoạt động. Điện năng sử dụng của trạm bơm được mua từ Công ty điện lực Việt Nam (EVN) thông qua trạm biến áp 320KVA. Tổng lượng điện tiêu thụ khoảng 400 000 kWh/năm với 3 giá, giá trung bình là: 650 đồng/kWh.
Hiện nay tất cả các máy bơm trong trạm do làm việc trong điều kiện liên tục 20 – 24 giờ/ngày khi có yêu cầu về nước tưới nhưng trong năm chỉ làm việc 120 ngày, do vậy một số vị trí trong máy bơm thường xuất hiện hiện tượng rò rỉ nhất là hệ thống đường ống hút và xả gây giảm năng xuất của bơm, hệ thống mương nước tại khu vực ống hút có nhiều tạp chất cũng cản trở khá nhiều việc phát huy năng suất bơm. Do đặc thù của ngành bơm tưới tiêu nông nghiệp và của trạm bơm thanh niên, hệ thống ống hút và ống xả có kết cấu một số đoạn bằng xi măng do vậy thường xuất hiện hiện tường rò rỉ, các đoạn ống bằng thép cũng xảy ra hiện tượng tương tự, khu vực đặt ống hút trong quá trình vận hành thường suất hiện các tạp chất như bèo tây... do vậy biện pháp thường xuyên duy tu sửa chữa bảo dưỡng thiết bị đảm bảo tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị. Chi phí của giải pháp là 10 triệu đồng gồm các chi phí nhân công và vật tư thay thế trong quá trình bảo dưỡng.
Giải pháp tiết kiệm năng lượng bằng cách thay thế thân bơm cũ có năng suất 750 m3/h bằng một thân bơm khác có lưu lượng lớn hơn, năng suất 1200 m2/giờ. Điều này vừa đảm bảo đủ lưu lượng nước, vừa không làm tăng công suất điện của động cơ. Giải pháp này, chỉ cần chạy 4,5 máy bơm mà công suất tương đương với 7 máy hiện tại. Đồng thời lắp tụ bù để tránh việc phải trả tiền bù công suất phản kháng. Đồng thời có thể giảm được tổn thất điện trên đường dây truyền tải và lắp tụ bù ở gần trung tâm tiêu thụ điện. Tổng vốn đầu tư sẽ là 299 triệu đồng, trong khi lợi ích đem lại lên đến 130,93 triệu đồng. Tổng thời gian thu hồi vốn khoảng 27,4 tháng.
Với hiệu quả đó, Trạm bơm Thanh niên huyện Gia Lộc đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, đem lại hiệu quả sản xuất cũng như năng lượng nhằm tăng hiệu quả sản xuất, cải thiện môi trường.
Hải Ninh

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây