Tin KT-KH, CN và MT 2009-06-02 15:12:35

Cây lược vàng xuất hiện lần đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa vào cuối những năm 90. Và từ năm 2005, cây được giới thiệu, phổ biến tại địa phương này với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có một số bệnh hiểm nghèo, như các bệnh bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mạn tính, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, thấp khớp, chấn thương trầy xước, bầm tím, viêm họng, viêm mũi, viêm thận, đau răng, loét lợi, eczema, sỏi thận, tai biến mạch máu não, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say rượu v.v...

Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá.
Cách sử dụng cây lược vàng chữa bệnh chủ yếu theo tài liệu của một thầy lang ở thành phố Voronezh có tên là Vladimir Nicolaevich Ogarkov được một số người dịch ra tiếng Việt. Ở Nga có một số website giới thiệu về cách sử dụng cây lược vàng.
Thực ra lược vàng là một loại cây cỏ, có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh. Cây có tên khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, tên. Viện Dược liệu xác định Lước vàng có tên khoa học là Callificia fragrans, thuộc họ thài lài (Commelinaceae).
Trên mạng internet người ta thảo luận sôi nổi về cây lược vàng.
Tháng 9 năm 2008, một nhóm các nhà khoa học của Viện dược liệu nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây lược vàng, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng lược vàng làm thuốc một cách hiệu quả và an toàn.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của nhóm thu được không như những gì mà người ta đồn thổi lâu nay. Với liều dùng tương đương với 50 gr dược liệu tươi cho mỗi kilôgam thể trọng chuột, lược vàng không có tác dụng chống viêm, thậm chí cao chiết cồn 50% từ thân lược vàng còn tăng phản ứng viêm.
Về khả năng kháng khuẩn, trong ba chủng vi khuẩn thường gặp, cao chiết của lá và thân lược vàng chỉ có tác dụng chống Staphylococcus aureus nhưng phải ở nồng độ rất cao so với kháng sinh đối chứng là azithromyci
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cao chiết lá và thân lược vàng còn có độc tính cấp, gây chết chuột thí nghiệm ở liều uống 2.100-3.000 gr dược liệu tươi cho mỗi kilogam thể trọng.
Theo tiến sĩ Trịnh Thị Điệp, đại diện nhóm nghiên cứu, về nguyên tắc, có độc tính không có nghĩa là không nên dùng. Vấn đề đáng quan tâm là liều dùng nào đạt được tác dụng dược lý mong muốn và liều dùng nào gây ảnh hưởng bất lợi. Trên thực tế một số loại thuốc có tính độc vẫn được dùng chữa bệnh nhưng phải đặt dưới sự theo dõi của bác sĩ.
Với cây lược vàng, liều sử dụng trên súc vật thí nghiệm không phải là liều sử dụng cho người. Nếu so với liều dùng bình thường mà người dân sử dụng là 5-6 lá mỗi ngày thì liều độc gây chết phải gấp 1.000 lần như thế. Điều này đồng nghĩa với việc người dân không nên xay cây lược vàng nhiều như rau má để uống.
Qua kết quả bước đầu này, nhóm nghiên cứu chưa thể khẳng định rằng người dân dùng 5-6 lá mỗi ngày có bị ảnh hưởng sức khỏe hay không. Tiến sĩ Điệp cho biết nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ tác dụng chữa bệnh của lược vàng nhưng cũng cho thấy, cây phải chứa các thành phần có hoạt tính sinh học mạnh thì mới có ảnh hưởng rõ đến chuột thí nghiệm.
Viện Dược liệu đã đề nghị Bộ Y tế cho tiến hành một đề tài nghiên cứu cấp Bộ để tìm hiểu về cây lược vàng đầy đủ hơn xem nó có tác dụng chữa bệnh không, hoạt chất của nó là gì.
Khi chưa có kết quả cuối cùng, người dân nên thận trọng khi sử dụng lược vàng chữa bệnh.
(HBĐ tổng hợp từ tài liệu trên Internet).

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.