Tin KT-KH, CN và MT 2009-06-10 00:00:00

Luật công nghệ cao(CNC) đã được quốc hội phê chuẩn và đưa vào ứng dụng trong cuộc sống. Đây là luật được các chuyên gia cho rằng rất mới đối với nước ta, thậm chí kể cả những người làm trong lĩnh vực khoa học và công nghệ(KH&CN) cũng chưa chắc đã nắm rõ hết được. Nhân bộ KH&C thực hiện hội nghị trực tuyến 3 miền về "Phổ biến triển khai luật CNC", Tạp chí Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đã có cuộc tiếp xúc với TSHK Nghiêm Vũ Hải - Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghê  và Môi trường (KH,CN&MT) Quốc hội và Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến bên lề hội nghị.

TSKH Nghiêm Vũ Khải:
Ngành công nghệ cao sẽ phát triển thuận lợi
Thưa ông những khó khăn, vướng mắc nhất trong khi đưa luật CNC vào áp dụng là gì?
Khó khăn lớn nhất theo tôi, muốn phát triển được CNC trước hết là nền khoa học và công nghệ phải phát triển. Tại các văn bản của Đảng và Nhà nước đã có đánh giá, bên cạnh những thành tựu đã đạt được về tổng thể trình độ, tiềm năng khoa khọc của đất nước ta hiện nay phất triển vẫn còn ở mức thấp, quy mô nhỏ. Thứ hai là đầu tư cho khoa học và công nghệ vẫn còn ít, ít về %, ít về giá trị chuyển đổi. Thứ ba, đối với CNC, đòi hỏi đầu tư lớn nhưng rủi ro cũng rất nhiều, cho nên chúng ta phải rất quyết đoán và quyết tâm. Thứ tư CNC là bí quyết về công nghệ của các quốc gia,của các tập đoàn kinh tế lớn, họ giữ và không để lộ ra. Chính vì thế, muốn phát triển được CNC cần phải dựa trên thực lực và con người Việt Nam. Xét tổng thể nguồn nhân lực CNC của nước ta vẫn còn nghèo nàn, thiếu nhiều, trong những năm qua cong bị mai một, nhiều chuyên gia được đào tạo chính quy, bài bản thì đã chuyển sang làm ở các công việc khác.Thế hệ cũ, có chuyên môn, kinh nghiệm, trình độ đến nay tuổi cũng đã tương đối cao. Thế hệ mới được đào tạo từ các nước phát triển về chúng ta vẫn chưa tập hợp sử dụng hiệu quả, kể cả ở nước ngoài vẫn chưa được sử dụng. Những nhà khoa học có trình độ cao đang làm việc trong các cơ quan, nhưng vẫn chưa phát huy được tác dụng, chưa có điều kiện và phương tiện để họ vận dụng khả năng của chính mình.
Chúng ta chưa có CNC, việc hình thành luật lúc này có mới mẻ quá không thưa ông?
Theo tôi, điều đó là không mới và lẽ ra chúng ta cần ban hành luật sớm hơn nữa. Trên thực tế, trong quá trình phát triển của KH&CN chúng ta có những kinh nghiệm và cách đi, trước tới nay vẫn gọi là "đi tắt đón đầu", điều đó nghe có vẻ rất hoang đường, nhưng trên thực tế KH&CN, nhất là CNC cần được rút ngắn. Tuy nhiên chúng ta làm như thế nào lại là một chuyện cần bàn tới. Trong luật CNC được ban hành đã đề ra được các biện pháp, những giải pháp, mục tiếu rất cơ bản, nằm trong hệ thống văn bản chính sách, Luật là nhân tố pháp lý rất cao.
Chúng ta đề ra mục tiêu là phải xây dựng các sản phẩm CNC, các ngành công nghiệp CNC, sản phẩm nông nghiệp CNC...đó là những mục tiêu. Về biện pháp, trong Luật đã thể hiện rất rõ, về đất đai sẽ tạo điều kiện cao nhất, thuế, và các nguồn lực khác để hỗ trợ cho phát triển CNC. Cụ thể như về thuế, được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu...Về kinh phí, các dự án nghiên cứu, theo đúng mục tiêu của luật đề ra sẽ được cung cấp kinh phí từng phần hoặc toàn phần phục vụ cho các chi phí nghiên cứu, ươm tạo và phát triển. Đến khi các sản phẩm được xuất ra nước ngoài vẫn có thể được ưu tiên.
Làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực CNC trong khi đội ngũ của họ đang bị mai một?
Về chính sách và chủ trương đã rất rõ, đối với một nhà khoa học, đãi ngộ về lương và thu nhập cũng chỉ là một yếu tố quan trọng, nhưng quan trọng hơn đối với một nhà khoa học là họ được làm việc trong môi trường như thế nào? Có đủ điều kiện để họ cống hiến không? Nên loại trừ việc, các tri thức của các nhà khoa học được đào tạo, được nghiên cứu, ứng dụng, nhưng gặp phải các rào cản, sẽ làm tri thức khoa hoc bị mai một. Những điều đó hiện nay các nhà khoa học đang lo lắng hơn rất nhiều. Nhà nước cũng phải quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ các đóng góp, tạo điều kiện về cả vật chất và tinh thần, tôn vinh, khen thưởng và tạo dư luận xã hội tôn vinh KH&CN, đặc biệt về CNC.
Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho CNC phát triển, cụ thể hơn với UB KH&CN Quốc hộ sẽ có những biện pháp như thế nào?
Trong luật CNC đã quy định rất rõ trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành đối với CNC như thế nào. Bộ HK&CN trách nhiệm ra sao, Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các bộ hữu quan khác phải làm gì. Thứ nhất chúng ta cần xác định được danh mục CNC cần phát triển, danh mục sản phẩm, kế hoạch phát triển công nghiệp CNC, ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Bộ KH&CN sẽ phải giúp Chính phủ về quản lý CNC và KH&CN. Sự phân công cụ thể như vậy và nhiệm vụ trung tâm là của Bộ KH&CN sẽ là điều kiện cho CNC phát triển thuận lợi.
Xin cảm ơn ông!
Thứ trưởng Lê Đình Tiến - Bộ KH&CN:
Cần sớm xác định danh mục ưu tiên cần phát triển
Ông nhận định như thế nào về việc hình thành luật CNC trong giai đoạn hiện nay?
Luật CNC được Quốc hộ thông qua là thắng lợi to lớn, thể hiện sự quan tâm của Đáng và Nhà nước ta đối với việc phát triển CNC, đó là xu thế phát triển của Thế giới hiện nay. CNC cũng là cơ sở tạo ra công nghệ rất cơ bản trong phát triển kinh tễ xã hội, đem lại hiệu quả cũng như cạnh tranh của từng doanh nghiệp, của cả nền kinh tế. Luật này, ngoài việc quy định khunng khổ pháp lý cho các hoạt động CNC từ việc nghiên cứu, ứng dụng, phát triển các ngành công nghiệp CNC ở cả Công nghiệp, Nông nghiệp, Y tế và nhiều lĩnh vực khác.Trong luật cũng quy định các chính sách có tính chất đột phá, phát triển CNC, hoạt động CNC sẽ được hưởng các chính sách cao nhất về thuế, đất đai và nhiều ưu đãi khác.Với sự tập trung của Nhà nước, các chính sách lớn như vậy sẽ tạo đà phát triển cho CNC và ứng dụng rộng rãi vào kinh tế đất nước. Điều đó sẽ phục vụ trực tiếp cho đẩy mạnh CNH_HĐH đất nước theo hướng hiện đại và chúng ta có khả năng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi hội nhập.
Luật CNC vừa mới được thông qua, khi ứng dụng vào thực tế chắc chắn bước đầu có những vướng mắc nhất định, quan điiểm của ông trong vấn đề này thế nào?
Khi triển khai luật vào thực tế cuộc sống, vấn đề đầu tiên là chúng ta phải xây dựng được Luật đã rất khó rồi, nhưng cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn để thực thi Luật còn khó khăn hơn nhiều. Chúng ta có hướng phát triển CNC, nhưng công nghệ nào được ưu tiên phát triển, sản phẩm nào được ưu tiên... để từ đó có những chính sách hợp lý, hỗ trợ cho việc phát triển đó, làm những văn bản như thế sẽ rất khó. Bởi thế, việc phối hợp giữa các nhà khoa học, các bộ ngành quản lý và địa phương, để xác định được danh mục CNC áp dụng vào thực tế, phát triển sản phẩm CNC cần được thực hiện sớm.
Các cơ chế chính sách hiện nay như thuế có thể dễ thực hiện, nhưng đối với đất đai lại rất khó. Cụ thể như các tổ chức, nghiên cứu đất đai lại rất khó. Cụ thể như các tổ chức nghiên cứu phát triển, các doan nghiệp, các khu CNC...giành đất đai ở địa phương như thế nào để có thể phát triển được thì các cơ chế chính sách cần phải tập trung, đó cũng là một cái khó khăn của chúng ta hiện nay.
Về góc độ của Bộ KH&CN, cần giải quyết các khó khăn đó ra sao?
Về góc độ pháp lý, để thực hiện Luật CNC được tốt, riêng Bộ KH&CN cũng không thể thực hiện được mà nó cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, và địa phương với Bộ. Vì thực tế, ứng dụng CNC là thực hiện ở rất nhiều ngành, các doanh nghiệp. cần phải thấy được nhu cầu và tác dụng của CNC để làm sao ứng dụng rộng rãi CNC, để nâng cạnh trang của các doanh nghiệp. Điều đó, cần có sự hưởng ứng của doanh nghiệp, các nhà khoa học, để làm sao có thể định hướng được các sản phẩm, công nghệ chủ chốt. Để các sản phẩm đó được ứng dụng tốt trong cuộc sống, có tác dụng tốt trong phát triển KH&CN và sự phát triển chung của đất nước.
Thực tế ở nước ta hiện nay phát triển ra sao, và việc hình thành Luật sẽ có cú huých như thế nào cho CNC phát triển, thưa Thứ trưởng?
Thực ra, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có sự quan tâm tới sự phát triển của CNC, kể cả trong nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ cũng như đưa CNC vào ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như trong nghiên cứu cấp nhà nước, trong các lĩnh vực được ưu tiên như công nghệ thông tin, tự động hóa, vật liệu mới... Chúng ta đã có các chương trình, dự án để chúng ta có thể tiếp cận được CNC, làm chủ được CNC của thế giới, ứng dụng có hiệu quả ở nứoc ta. Trong các ngành kinh tế kỹ thuật của nước ta hiện nay như viễn thông, chúng ta đã ứng dụng CNC rất thành công vào điện thoại di động, về công nghệ vũ trụ, các công nghệ trong nông nghiệp, lai tạo, trong quy trình canh tác, để nâng cao năng suất cho ngành nông nghiệp. Trong y tế, có nhiều lĩnh vực như chữa trị, các vacxin phòng bệnh, công nghệ tế bào đã được phát triển, ứng dụng.
Đội ngũ các nhà khoa học nước ta hiện nay, theo Thứ trưởng có thể so sánh ở tầm cỡ nào của khu vực và tầm nào của thế giới?
Hiện nay, chúng ta đang đi sau các nước tiên tiến trên thế giới. Làm sao để nâng dần các năng lực của đội ngũ khoa học? Nâng cao trình độ của các đề tài nghiên cứu, đào tạo? là điều không chỉ làm ở trong nước mà còn ở nước ngoài, để làm chủ các công nghệ thế giới, đưa công nghệ của nước ngòai vào trong nước. Các trường đại học hiện cũng đã đào tạo rất nhiều nhân lực như trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, tự động hóa, vật liệu mới... nhưng thời gian tới cũng cần được tăng cường hơn.
Xin cảm ơn thứ trưởng!
Quang Tuấn - Nguyễn Nam (thực hiện)
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG Số 10 (5/2009) (tr 16)

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.