Khoa học và Công nghệ -0001-11-30 07:06:30

Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Kỹ thuật phân giới và Công nghệ sinh học Fraunhofer (IGB) ở Stuttgart (Đức) đã đưa ra một phương pháp mới để thu hồi phốt pho, thành phần chính của phân bón nông nghiệp từ nước thải. Phương pháp này sử dụng lò phản ứng thân thiện với môi trường mà không phụ thuộc vào hóa chất và sẵn sàng để được tung ra thị trường.

Lò phản ứng có tên gọi ePhos, có thể được lắp đặt tại các nhà máy xử lý nước nơi các nguyên liệu được thu gom từ nước thải. Lò phản ứng sử dụng pin điện phân, cho phép khai thác nitơ và phốt pho bằng điện cực magiê, cụ thể là thu hồi struvite (magnesium ammonium phosphate) hoặc kali struvite. Vì đây là quy trình điện hóa, do đó, không cần thêm muối hoặc dung dịch kiềm cũng như tích trữ hóa chất.
Các thử nghiệm cho kết quả đáng khích lệ vì quy trình này đã thu hồi thành công trung bình 85% lượng phốt pho. Các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu để cải tiến lò phản ứng bằng cách bổ sung các môđun xử lý để các nhà máy thu hồi được cả amoni.
Phương pháp mới có thể đáp ứng nhu cầu phốt pho gia tăng vì nguồn cung này đang trở nên hạn hẹp và đắt đỏ. Ví dụ, châu Âu phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu phốt pho từ các khu vực khác. “Điều kiện duy nhất cần có là nước được xử lý phải chứa nhiều phốt pho”, TS Iosif Mariakakis, quản lý dự án nói.
Các nhà nghiên cứu đã ký thỏa thuận cấp phép với nhà cung cấp hệ thống xử lý nước Ovivo ở Hoa Kỳ. Công ty này đang tiếp thị công nghệ trong nước cũng như ở Canada và Mêhicô. Công nghệ đã được giới thiệu tại IFAT, hội chợ thương mại về quản lý nước, nước thải, chất thải và nguyên liệu vừa diễn ra tại Munich
Theo:Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.