Hãi hùng với hóa chất không rõ nguồn gốc để kích thích giá đỗ

Quảng Nam vừa phạt 30 triệu đồng đối với một cơ sở chuyên sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc.

Hãi hùng với hóa chất không rõ nguồn gốc để kích thích giá đỗ

Ngày 21/10, TPO đưa tin, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an tỉnh Quảng Nam vừa ra quyết định xử phạt 30 triệu đồng đối với cơ sở sản xuất giá đỗ của ông Đỗ Quang Sỹ (thôn Hạ Thanh 1, xã Tam Thanh, TP. Tam Kỳ).

Trước đó, qua kiểm tra đột xuất cơ sở này cơ quan chức năng phát hiện có 28 thùng nhựa dung tích 20 lít, đựng giá đỗ đang trong quá trình sản xuất, 40kg giá đỗ thành phẩm, 20kg hạt đậu xanh nguyên liệu và 6 ống hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chủ cơ sở thừa nhận đã sử dụng số hóa chất trên để sản xuất giá đỗ, cung ứng cho các tiểu thương trên địa bàn. Cũng theo lời khai của chủ cơ sở, hóa chất này được mua tại một cửa hàng trên địa bàn TP.Tam Kỳ. Cơ quan chức năng đã tổ chức tiêu hủy 156 kg giá đỗ sản xuất bằng hóa chất không rõ nguồn gốc của cơ sở này.

Sự việc trên chỉ là một trong nhiều vụ được cơ quan chức năng phát hiện trong vài tháng trở lại đây khiến người tiêu dùng hoang mang.

Theo ghi nhận của ANTĐ, gần đây nhất phải kể tới đó là vào ngày 15/7, Phòng CSĐT tội phạm về Môi trường Công an Bình Thuận phối hợp Chi Cục quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản đã kiểm tra cơ sở kinh doanh giá đỗ của ông Đặng Văn Lượng, ở khu phố Phú Cường, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận phát hiện phát hiện 4 vỏ ống thuốc đã qua sử dụng, 100 gam tinh bột màu trắng, tất cả đều không có nhãn mác và nguồn gốc, xuất xứ; khoảng 100kg giá đỗ thành phẩm để dưới sàn nhà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Lượng khai nhận có sử dụng một loại thuốc kích thích tăng trưởng đối với cây trồng để rút ngắn thời gian sản xuất và giá đỗ thành phẩm sẽ trắng đẹp dễ tiêu thụ. Đoàn kiểm tra đã thu giữ các loại hóa chất và lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở của ông Đặng Văn Lượng.

Hóa chất ủ giá đỗ độc hại như thế nào?

Trước đó, thông tin trên báo Pháp luật TP HCM, GS-TS Phạm Duy Tường, bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm Trường ĐH Y Hà Nội cho biết, hóa chất sử dụng nhằm kích thích tăng trưởng tế bào giá đỗ có thể là chất 6-BA (6-Benzylaminopurine).

Theo ông Tường, hóa chất nói trên không nằm trong danh mục cho phép sử dụng trong thực phẩm, cũng không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng do Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT ban hành.

Bởi độc tính của hóa chất 6-benzylaminopurine rất nguy hiểm. Một khi đã ngấm vào giá đỗ sẽ không thải hết khi ngâm trong nước sạch. Dư lượng hóa chất tồn dư trong giá đỗ sẽ gây nguy hại sức khỏe người sử dụng. Đặc biệt, do có tính kiềm cao nên hóa chất nói trên có thể gây bỏng da, viêm kết mạc nếu tiếp xúc trực tiếp. Khi hít vào gây tổn thương cơ quan hô hấp, phổi.

Theo vietq.vn


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,081,834
  • Tổng lượt truy cập3,787,038
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây