Ảnh minh họa Một nhóm các nhà khoa học làm việc tại Mỹ đang phát triển một loại thuốc chống muỗi hiệu quả và rẻ hơn nhiều so với loại thuốc hiện đang được sử dụng.
Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học California Riverside, dựa trên thực tế là loài muỗi sử dụng cùng một cơ quan cảm giác để phát hiện dioxide carbon (CO2) trong hơi thở của con người và mùi thơm trên da thịt khi chúng bay tới gần hơn.
Anandasankar Ray - nhà nghiên cứu hàng đầu về muỗi - cho biết các nhà khoa học đã thử hơn 1 triệu hợp chất hóa học cho tới khi họ phát hiện ra một chất có tên gọi là Ethyl pyruvate, có thể "vô hiệu hóa" cơ quan cảm giác của muỗi. Ông Ray cho biết khi bôi Ethyl pyruvate lên cánh tay và đưa vào một chiếc hộp nhốt những con muỗi đang đói, kết quả là hầu như không có con muỗi nào tiến tới cánh tay, bởi vì cơ quan cảm nhận mùi và hơi thở của chúng đã bị vô hiệu hóa.Nhà khoa học Genevieve Tauxe thuộc nhóm nghiên cứu trên cho biết, việc phát hiện ra các tế bào thần kinh mà muỗi sử dụng để phát hiện hơi thở và mùi thơm của da là không dễ.
Với loại thuốc mới này, chúng ta có thể chèn một lượng nhỏ điện cực vào vùng mũi của muỗi, nơi tập trung các nơron khứu giác của muỗi và cũng là nơi diễn ra hoạt động ngửi mùi, một cách hiệu quả.
Ngoài ra, loại thuốc dựa trên hợp chất Ethyl pyruvate có thể được sản xuất với chi phí rẻ hơn DEET - loại thuốc chống muỗi hiệu quả nhất hiện nay. DEET được xem là quá "đắt đỏ" đối với người dân ở những khu vực bị tác động do bệnh sốt rét.
Việc tìm ra hóa chất có mùi tốt hơn sẽ giúp "tấn công" trực tiếp vào các hệ cảm nhận quan trọng khác của loài muỗi, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện thuốc DEET và cuối cùng tạo ra sản phẩm thế hệ tiếp theo kiểm soát hành vi của côn trùng.
Các nhà khoa học thuộc Đại học California nói rằng họ tin sẽ sớm tìm ra cách thức sản xuất thuốc chống muỗi hiệu quả hơn và rẻ hơn.
Tại nhiều khu vực trên thế giới, muỗi đang là một loài gây hại theo mùa. Tại một số khu vực khác, loài côn trùng này đã gây ra những căn bệnh nguy hiểm như sốt rét, sốt xuất huyết.
Theo: khoahoc