Đây là khẳng định của ông Nguyễn Hùng Điệp – Vụ trưởng Vụ Đo lường, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khi đề cập đến thông tin bắt buộc cây xăng in chứng từ làm gia tăng chi phí. Để làm rõ có hay không việc quy định cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị ghi, in kết quả đo gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, không cần thiết. Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hùng Điệp – Vụ trưởng Vụ Đo lường để làm rõ các thông tin này.
Thưa ông, tại sao chúng ta lại quy định các cây xăng phải in chứng từ cho khách hàng? Quy định này có phù hợp với thông lệ quốc tế?
Xin được nói ngay là Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN (Thông tư 15) không quy định “cột đo xăng dầu phải in chứng từ cho khách hàng” mà chỉ quy định “phải gắn thiết bị in chứng từ” (thiết bị ghi, in kết quả đo) với mục tiêu là để in và cung cấp kết quả đo khi khách hàng yêu cầu. Như vậy, nếu khách hàng không yêu cầu thì không cần in kết quả đo.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại đa số các nước trên thế giới, các phương tiện đo, đặc biệt là thiết bị đo dùng trong bán lẻ như cột đo xăng dầu, taximét, cân trong siêu thị…đều phải gắn thiết bị in chứng từ để ghi, in kết quả đo. Kết quả đo được in ra phải thể hiện rõ tên cơ sở bán hàng, địa điểm, ngày, tháng, giờ, giá, số lượng hàng hóa… thể hiện tính minh bạch, trách nhiệm và văn minh thương mại. Vì vậy, văn bản đo lường pháp định quốc tế số 117 (OIML R117:2007) đã quy định chi tiết yêu cầu đo lường đối với thiết bị in gắn với cột đo xăng dầu.
Thiết bị in ghi, in kết quả đo là một bộ phận cấu thành của phương tiện đo nói chung và của cột đo xăng dầu nói riêng. Kết quả đo in ra từ cột đo xăng dầu là tài liệu, chứng cứ để kiểm tra, giám sát, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước khi có quy định, phần lớn cột đo xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài đều có sẵn thiết bị ghi, in kết quả đo để cung cấp kết quả đo cho khách hàng. Một số loại cột đo xăng dầu sản xuất trong nước chưa có thiết bị in này, vì vậy, trong nhiều trường hợp: Người tiêu dùng không có chứng cứ, tài liệu để khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; cơ quan quản lý nhà nước không có đủ chứng cứ, tài liệu để xác định thu lợi bất chính do vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu phục vụ việc xử phạt theo quy định; người tiêu dùng bị móc túi thông qua một số hành vi vi phạm tinh vi như bơm nối, bơm chồng,
Quy định này phù hợp với pháp luật về đo lường tại Nghị định 86/2012/NĐ-CP của Chính phủ và công văn số 5959/VPCP-V.I của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Hiện nay, Tổng cục đã triển khai những biện pháp nào để từ 1/7/2018, các cây xăng sẽ in chứng từ cho khách hàng?
Thông tư 15 được ban hành từ ngày 25/8/2015. Trong đó quy định, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị ghi, in kết quả đo. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu có gần 03 năm chuẩn bị thực hiện quy định này. Thời gian qua, nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu đã chủ động thực hiện ngay quy định mà không chờ đến ngày 1/7/2018.
Tổ chức thực hiện quy định này, Tổng cục đã triển khai đồng bộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nhận thức và thực hiện quy định; Phê duyệt mẫu bổ sung chức năng in cho các cột đo xăng dầu theo yêu cầu của các doanh nghiệp để triển khai thực hiện gắn thiết bị bảo đảm thời hạn quy định. Hiện nay, 100% doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cột đo xăng dầu đã được phê duyệt mẫu; Hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối sử dụng nhiều cột đo xăng dầu tổ chức thực hiện quy định.
Tuy nhiên, Ngày 13/6/2018, Bộ Tư pháp có ý kiến về Thông tư 15 có cụm từ “thiết bị in chứng từ bán hàng” với mục đích “để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng” là không phù hợp về thẩm quyền.
Để tránh việc có cách hiểu khác nhau về quy định tại Thông tư 15, đồng thời vẫn bảo đảm biện pháp theo quy định của Luật Đo lường để người tiêu dùng có chứng cứ, tài liệu tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, gây thiệt hai cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có đủ chứng cứ, tài liệu để xử lý khiếu nại, tố cáo, xác định thu lợi bất chính do vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu đồng thời ngăn chặn hành vi bơm chồng, bơm nối, Tổng cục đã xây dựng Thông tư sửa đổi Khoản 7 Điều 6 Thông tư 15 trình Lãnh đạo Bộ KH&CN xem xét, ban hành.
Tổng cục có thống kế số lượng cây xăng trên cả nước là bao nhiêu? Việc in chứng từ sẽ phát sinh chi phí ước tính khoảng bao nhiêu với mỗi cây xăng?
Cả nước hiện có khoảng 50.000 cột đo xăng dầu tại gần 12.200 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Phần lớn các cột đo xăng dầu nhập khẩu đều có sẵn chức năng in, không phải chi phí gắn thêm chức năng in. Một số doanh nghiệp lớn (ví dụ như Petrolimex, chiếm phần lớn thị phần cả nước) đã có sẵn chương trình in kết quả đo thông qua hệ thống quản trị nội bộ để sẵn sàng in kết quả đo cho khách hàng khi có yêu cầu nên không phát sinh chi phí.
Thông tư 15 không quy định phải gắn thiết bị ghi, in kết quả đo cho mỗi cột đo xăng dầu và cũng không quy định cụ thể phải in kết quả đo sau mỗi lần bơm xăng cho khách hàng. Theo đó: Trường hợp có nhiều cột đo xăng dầu tại cùng một địa điểm, có thể sử dụng chung thiết bị ghi, in kết quả đo cho các cột đo xăng dầu này; Việc in và cung cấp kết quả đo chỉ thực hiện khi khách hàng có yêu cầu.
Như vậy, về cơ bản chi phí phát sinh cho việc gắn thiết bị ghi, in kết quả đo là không nhiều. Chi phí này phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng đơn vị, như đã nói ở trên, nhiều đơn vị sử dụng cột đo nhập khẩu đã gắn sẵn thiết bị ghi in hoặc các đơn vị đã kết nối sẵn hệ thống quản trị hàng hóa có sẵn thiết bị ghi in đáp ứng yêu cầu thì không phát sinh chi phí.
Có ý kiến cho rằng, với ý thức của người Việt Nam, việc bắt buộc cây xăng in chứng từ chỉ làm gia tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường? Ý kiến của Tổng cục như thế nào về vấn đề này?
Như đã đề cập ở trên, Thông tư 15 không quy định “phải in chứng từ cho khách hàng” mà chỉ quy định phải gắn thiết bị ghi và chỉ thực hiện in và cung cấp kết quả đo khi khách hàng có yêu cầu. Như vậy, chi phí phát sinh cho việc gắn thiết bị ghi, in kết quả đo là không nhiều, không gây tốn kém cho doanh nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đây là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng bơm chồng, bơm nối của nhân viên bán xăng, bảo đảm người tiêu dùng có chứng cứ, tài liệu khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm về đo lường gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có đủ chứng cứ để xử lý vi phạm.
Xin được nói ngay là Thông tư số 15/2015/TT-BKHCN (Thông tư 15) không quy định “cột đo xăng dầu phải in chứng từ cho khách hàng” mà chỉ quy định “phải gắn thiết bị in chứng từ” (thiết bị ghi, in kết quả đo) với mục tiêu là để in và cung cấp kết quả đo khi khách hàng yêu cầu. Như vậy, nếu khách hàng không yêu cầu thì không cần in kết quả đo.
Quy định này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế. Tại đa số các nước trên thế giới, các phương tiện đo, đặc biệt là thiết bị đo dùng trong bán lẻ như cột đo xăng dầu, taximét, cân trong siêu thị…đều phải gắn thiết bị in chứng từ để ghi, in kết quả đo. Kết quả đo được in ra phải thể hiện rõ tên cơ sở bán hàng, địa điểm, ngày, tháng, giờ, giá, số lượng hàng hóa… thể hiện tính minh bạch, trách nhiệm và văn minh thương mại. Vì vậy, văn bản đo lường pháp định quốc tế số 117 (OIML R117:2007) đã quy định chi tiết yêu cầu đo lường đối với thiết bị in gắn với cột đo xăng dầu.
Thiết bị in ghi, in kết quả đo là một bộ phận cấu thành của phương tiện đo nói chung và của cột đo xăng dầu nói riêng. Kết quả đo in ra từ cột đo xăng dầu là tài liệu, chứng cứ để kiểm tra, giám sát, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Trước khi có quy định, phần lớn cột đo xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài đều có sẵn thiết bị ghi, in kết quả đo để cung cấp kết quả đo cho khách hàng. Một số loại cột đo xăng dầu sản xuất trong nước chưa có thiết bị in này, vì vậy, trong nhiều trường hợp: Người tiêu dùng không có chứng cứ, tài liệu để khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng; cơ quan quản lý nhà nước không có đủ chứng cứ, tài liệu để xác định thu lợi bất chính do vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu phục vụ việc xử phạt theo quy định; người tiêu dùng bị móc túi thông qua một số hành vi vi phạm tinh vi như bơm nối, bơm chồng,
Quy định này phù hợp với pháp luật về đo lường tại Nghị định 86/2012/NĐ-CP của Chính phủ và công văn số 5959/VPCP-V.I của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Hiện nay, Tổng cục đã triển khai những biện pháp nào để từ 1/7/2018, các cây xăng sẽ in chứng từ cho khách hàng?
Thông tư 15 được ban hành từ ngày 25/8/2015. Trong đó quy định, cột đo xăng dầu phải gắn thiết bị ghi, in kết quả đo. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu có gần 03 năm chuẩn bị thực hiện quy định này. Thời gian qua, nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu đã chủ động thực hiện ngay quy định mà không chờ đến ngày 1/7/2018.
Tổ chức thực hiện quy định này, Tổng cục đã triển khai đồng bộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nhận thức và thực hiện quy định; Phê duyệt mẫu bổ sung chức năng in cho các cột đo xăng dầu theo yêu cầu của các doanh nghiệp để triển khai thực hiện gắn thiết bị bảo đảm thời hạn quy định. Hiện nay, 100% doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu cột đo xăng dầu đã được phê duyệt mẫu; Hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối sử dụng nhiều cột đo xăng dầu tổ chức thực hiện quy định.
Tuy nhiên, Ngày 13/6/2018, Bộ Tư pháp có ý kiến về Thông tư 15 có cụm từ “thiết bị in chứng từ bán hàng” với mục đích “để in và cung cấp chứng từ cho khách hàng” là không phù hợp về thẩm quyền.
Để tránh việc có cách hiểu khác nhau về quy định tại Thông tư 15, đồng thời vẫn bảo đảm biện pháp theo quy định của Luật Đo lường để người tiêu dùng có chứng cứ, tài liệu tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về đo lường, gây thiệt hai cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có đủ chứng cứ, tài liệu để xử lý khiếu nại, tố cáo, xác định thu lợi bất chính do vi phạm về đo lường trong kinh doanh xăng dầu đồng thời ngăn chặn hành vi bơm chồng, bơm nối, Tổng cục đã xây dựng Thông tư sửa đổi Khoản 7 Điều 6 Thông tư 15 trình Lãnh đạo Bộ KH&CN xem xét, ban hành.
Tổng cục có thống kế số lượng cây xăng trên cả nước là bao nhiêu? Việc in chứng từ sẽ phát sinh chi phí ước tính khoảng bao nhiêu với mỗi cây xăng?
Cả nước hiện có khoảng 50.000 cột đo xăng dầu tại gần 12.200 cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Phần lớn các cột đo xăng dầu nhập khẩu đều có sẵn chức năng in, không phải chi phí gắn thêm chức năng in. Một số doanh nghiệp lớn (ví dụ như Petrolimex, chiếm phần lớn thị phần cả nước) đã có sẵn chương trình in kết quả đo thông qua hệ thống quản trị nội bộ để sẵn sàng in kết quả đo cho khách hàng khi có yêu cầu nên không phát sinh chi phí.
Thông tư 15 không quy định phải gắn thiết bị ghi, in kết quả đo cho mỗi cột đo xăng dầu và cũng không quy định cụ thể phải in kết quả đo sau mỗi lần bơm xăng cho khách hàng. Theo đó: Trường hợp có nhiều cột đo xăng dầu tại cùng một địa điểm, có thể sử dụng chung thiết bị ghi, in kết quả đo cho các cột đo xăng dầu này; Việc in và cung cấp kết quả đo chỉ thực hiện khi khách hàng có yêu cầu.
Như vậy, về cơ bản chi phí phát sinh cho việc gắn thiết bị ghi, in kết quả đo là không nhiều. Chi phí này phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng của từng đơn vị, như đã nói ở trên, nhiều đơn vị sử dụng cột đo nhập khẩu đã gắn sẵn thiết bị ghi in hoặc các đơn vị đã kết nối sẵn hệ thống quản trị hàng hóa có sẵn thiết bị ghi in đáp ứng yêu cầu thì không phát sinh chi phí.
Có ý kiến cho rằng, với ý thức của người Việt Nam, việc bắt buộc cây xăng in chứng từ chỉ làm gia tăng chi phí, gây ô nhiễm môi trường? Ý kiến của Tổng cục như thế nào về vấn đề này?
Như đã đề cập ở trên, Thông tư 15 không quy định “phải in chứng từ cho khách hàng” mà chỉ quy định phải gắn thiết bị ghi và chỉ thực hiện in và cung cấp kết quả đo khi khách hàng có yêu cầu. Như vậy, chi phí phát sinh cho việc gắn thiết bị ghi, in kết quả đo là không nhiều, không gây tốn kém cho doanh nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, đây là biện pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng bơm chồng, bơm nối của nhân viên bán xăng, bảo đảm người tiêu dùng có chứng cứ, tài liệu khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm về đo lường gây thiệt hại cho người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có đủ chứng cứ để xử lý vi phạm.
Theo VietQ.vn