Ngày 26/8/2009, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BCT quy định quy trình nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường. Thông tư này áp dụng thống nhất đối với lực lượng quản lý thị trường các cấp và công chức quản lý thị trường khi thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra thị trường là: đội trưởng đội quản lý thị trường, chi cục trưởng chi cục quản lý thị trường, cục trưởng cục quản lý thị trường hoặc cấp phó được uỷ quyền. Nội dung chủ yếu của quyết định kiểm tra gồm: căn cứ để tiến hành kiểm tra, người ra quyết định kiểm tra, đối tượng kiểm tra (tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân bị kiểm tra), nội dung kiểm tra, người thực hiện việc kiểm tra, thời gian hiệu lực của quyết định kiểm tra. Người được giao chủ trì việc kiểm tra phải xuất trình thẻ kiểm tra thị trường, công bố quyết định kiểm tra, thông báo thành phần đoàn kiểm tra cho tổ chức, cá nhân bị kiểm tra và yêu cầu tổ chức, cá nhân chấp hành quyết định kiểm tra.
Thông tư quy định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính quản lý thị trường được áp dụng gồm có: tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Việc tạm giữ người và khám người chỉ được thực hiện khi cần ngăn chặn, đình chỉ những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Thông tư quy định các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính quản lý thị trường được áp dụng gồm có: tạm giữ người; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Việc tạm giữ người và khám người chỉ được thực hiện khi cần ngăn chặn, đình chỉ những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.