Khoa học và Công nghệ (root) 2022-06-30 17:28:25

Các thương hiệu thời trang xa xỉ đang đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ blockchain để bảo vệ sản phẩm, giá trị thương hiệu và người tiêu dùng. Hàng giả là vấn đề lớn đối với các nhà thiết kế trên toàn cầu. Đặc biệt, đối với các thương hiệu xa xỉ, họ đã mất 98 tỉ USD doanh thu vì hàng giả chỉ trong năm 2017. Điều này không chỉ tổn hại lợi nhuận mà còn danh tiếng của họ. Đó là lý do nhiều công ty đang chuyển sang dùng công nghệ để bảo vệ sản phẩm, giá trị thương hiệu và người tiêu dùng.

Tuy là đối thủ cạnh tranh của nhau, song các tập đoàn hàng xa xỉ Louis Vuiton Moët-Henness (LVMH), Prada và Cartier hồi tháng 4-2021 đã hợp tác thành lập Liên minh Blockchain Aura (Aura Blockchain Consortium) - một nền tảng phi lợi nhuận nhằm tạo ra “cặp song sinh kỹ thuật số” cho hàng thiết kế.

Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị chỉnh sửa, thay đổi hoặc giả mạo. Đó là công nghệ nền tảng của tiền điện tử, nhưng có nhiều ứng dụng hữu ích khác và Aura đang dùng nó để cung cấp mã nhận dạng kỹ thuật số duy nhất cho các sản phẩm xa xỉ, giúp khách hàng đảm bảo họ đang mua hàng thật.

Daniela Ott, Tổng thư ký của Aura, cho biết blockchain rất phức tạp, song tất cả những gì liên minh hướng đến là làm cho nó trở nên dễ tiếp cận đối với các thương hiệu cao cấp. Đến nay, hơn 20 thương hiệu đang sử dụng phần mềm của Aura, với hơn 17 triệu sản phẩm được đăng ký trên nền tảng này.

“Những thương hiệu này là đối thủ cạnh tranh ở mọi khía cạnh, nhưng họ đang hợp tác trong công nghệ để tiến nhanh hơn, theo cách an toàn nhất”, bà Ott nói.

Để tạo ra “phiên bản số” cho các sản phẩm như giày hoặc túi xách, phần mềm của Aura biên soạn một sổ cái thông tin gồm loại vật liệu và nguồn gốc, địa điểm và thời gian sản xuất cũng như số lượng sản phẩm được tạo ra. Hàng hóa phiên bản số hoạt động như một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số, sử dụng thông tin “mã hóa cấp độ ngân hàng” và “không thể làm giả”. Nó có thể được truy cập thông qua trang web hoặc ứng dụng di động, giúp nâng cao “khả năng truy xuất nguồn gốc và sự tin cậy”.

Số thương hiệu tham gia liên minh Aura đang ngày càng tăng. Nhóm thiết kế thời trang dạo phố OTB đã trở thành thành viên sáng lập vào tháng 10/2021 và vào tháng trước, chuyên gia kim cương và đá quý Sarine Technologies cũng gia nhập liên minh này. Bà Ott cho biết, các thành viên sáng lập đóng góp chi phí phát triển và có nhiều tiếng nói hơn trong ban quản trị, trong khi tất cả thành viên đều trả phí cấp phép cho các dịch vụ phần mềm và mỗi bản kỹ thuật được tạo thêm.

Đầu năm 2022, Aura đã đưa phần mềm lên kho lưu trữ đám mây và cho biết các thương hiệu có thể thêm thông tin sản phẩm mà “không cần có kiến thức về blockchain”. Nó cũng cho phép các thương hiệu quyền kiểm soát thông tin được chia sẻ, cũng như bảo vệ an toàn dữ liệu thương hiệu và người tiêu dùng.

Ngoài Aura, các nền tảng blockchain khác cũng được các hãng thời trang sử dụng để bảo vệ thương hiệu. Chẳng hạn, hai hãng đồng hồ Thụy Sĩ Audemars Piguet và Vacheron Constantin tham gia nền tảng Arianee, trong khi kho ảnh của nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế người Đức Karl Lagerfeld thì đang được xác thực trên blockchain công khai của Lukso Network.

Việc tạo ra một danh tính kỹ thuật số cũng hữu ích với những người bán lại đồ xa xỉ đã qua sử dụng, một thị trường đang phát triển nhanh. Các nền tảng trực tuyến như Hardly Ever Worn It và Vestiaire Collective thường phải xác thực sản phẩm trước khi bán - một quy trình có nhiều bước, gồm cả kiểm tra bản kỹ thuật số và sản phẩm thực tế. Nhưng Victoire Boyer Chammard, trưởng bộ phận xác thực của Vestiaire Collective cho biết, trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain có thể giúp đẩy nhanh quá trình này.

Tổng thư ký Aura cho biết, trong tương lai Aura cũng có thể lưu giữ thông tin về việc bảo trì và bảo dưỡng sản phẩm, giúp xác định tốt hơn giá trị sản phẩm để bán lại. Bà Ott cho biết ngoài thời trang, công nghệ blockchain cũng hữu ích với các ngành nghệ thuật, mỹ phẩm, nước hoa, đồ nội thất và xe hơi.

Theo VietQ.vn

Tin khác

Thông báo đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Hải Dương năm 2025 (26/03/2024)

Mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm mới (21/03/2024)

Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc năm 2024 (15/03/2024)

Chỉ số PII cung cấp bức tranh tổng thể về kinh tế, xã hội từng địa phương (14/03/2024)

Thúc đẩy phong trào năng suất cho thế hệ trẻ Việt Nam (08/03/2024)

Nâng cao chất lượng quản lý dược theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 (05/03/2024)

Thúc đẩy hoá đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu: Bộ KH&CN khẩn trương vào cuộc sau chỉ đạo của Chính phủ (04/03/2024)

Bộ KH&CN và TP.HCM phối hợp triển khai nhiều hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo (03/03/2024)

Hoàn thiện hành lang pháp lý, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (18/02/2024)

Hải Dương công bố quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư (10/01/2024)

Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 (08/01/2024)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (04/01/2024)

Triển khai kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2024 (03/01/2024)

Sở Khoa học và Công nghệ tổng kết năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 (02/01/2024)

Công bố 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2023 (25/12/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.