Kỹ sư Vũ Văn Bằng đã làm gì với bức xạ-dạng trường từ vỏ trái đất?

Khoa học công nghệ phát triển đã lý giải được rất nhiều nhiện tượng khó hiểu xảy ra trong cuộc sống. Tại sao phải chọn hướng để xây nhà, dựng cửa, tại sao để cửa hướng này thì tốt, hướng kia thì không tốt, tại sao kê đồ vật ở chỗ này thì tốt, chỗ kia thì không tốt cho sức khỏe; không cần dùng mũi khoan có thể xác định được mạch nước ngầm ở độ số 200m; nguyên nhân của các vụ tai nạn tại đoạn đường Pháp Vân-Cầu Giẽ là do đâu?


Kỹ sư Vũ Văn Bằng
anh_tien_sy_vv_b
Nhìn nhận dưới góc độ khoa học, kỹ sư Vũ Văn Bằng, sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra những kết quả lý giải tất cả những thắc mắc trên bằng một khái niệm "Tia đất". "Tia đất" là một khái niệm mới tại Việt Nam, hiện tại chưa có một khái niệm nào cụ thể. Ở các nước Châu âu người ta không gọi là "tia đất" mà gọi là "tia năng lượng xấu". theo ông Bằng định nghĩa, "Tia đất" là một dạng vật chất bao gồm tất cả những tia phát ra từ vỏ cứng của trái đất và lan tỏa lên mặt đất dưới dạng bức xạ - dạng trường. Nói cách khác, đó là những tia được sản sinh bởi hiện tượng bức xạ của những vật chất khác nhau từ dưới đất (có thể tìm hiểu thêm thông tin về tia đất tại trang web http://vubangtiadat.com.vn). Tia đất chính là một trong những thành phần của môi trường sống. Nếu là các bức xạ có liên quan đến mạch nước ngầm và phóng xạ thì sự nguy hại đến sức khoẻ con người tăng lên gấp bội lần. Nghiên cứu môi trường đất trong đó có tia đất mang nhiều ý nghĩa: Thông qua nguyên lý tia đất - địa bức xạ với thiết bị tương ứng ta có thể tìm được các đối tượng cần tìm dưới mặt đất như: Khoáng sản có ích, quặng mỏ, đá quý, nước ngầm, hang động, nứt đất, nứt đê, sự cố của các công trình ngầm (cống thải, đường ống cấp thoát nước, ống dẫn dầu, gas, cáp điện bị nứt vỡ rò rỉ...), kể cả khảo cổ, đặc biệt là tìm mồ mả, hài cốt..."

Kỹ sư Vũ Văn Bằng giới thiệu thiết bị đo “tia đất”

ky_su_va_chi_LoanTrong công trình nghiên cứu của mình, kỹ sư Bằng đã chế tác được máy xác định "tia đất" rất đơn giản, hiệu quả. Nó chỉ có một thiết bị cảm biến, khi gặp sóng điện từ trường thì nó sẽ tác động lên chong chóng và làm chong chóng quay. Thoạt nhìn nó giống như một cái đồ chơi chong chóng của trẻ con. Cầm cái máy đi xung quanh khu vực cần đo "tia đất", khi nào cái chong chóng la bàn trên cái máy đo của ông quay mạnh thì nơi đó có tác động của "tia đất", tác động của điện địa từ trường mạnh thì cái chong chóng quay tít. Chỉ với thiết bị đo đơn giản này ông Bằng đã tìm ra 2 nguồn nước một ở huyện Đồng Văn, một ở huyện Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang (tại đây, các nhà địa chất đã khoan sâu tới 200m mà cũng không tìm ra nước). Ông Bằng lý giải đó cũng là do tác động của từ địa điện trường. Dưới nước các dòng chảy ngầm khi chảy cũng có thể tạo ra các từ trường. "Tia đất" ở những chỗ này mạnh hơn chỗ khác. Đo vài lần trong một bán kính khoảng 1km thấy chỗ nào chong chóng quay mạnh chắc chắn có nguồn nước. Người dân khắp vùng thụ hưởng nguồn nước quý giá do ông tìm, hào phóng ban cho ông biệt danh "vua nước" vùng cao. Hàng trăm nguồn nước được tìm thấy như thế ở phía Bắc, miền Trung Nam Bộ đã khẳng định một phương pháp kiếm tìm mới không tốn kém, lại rất hiệu quả giải cơn khát bao đời của hàng vạn người dân miền núi. Nhưng làm cách nào phân biệt bức xạ của nguồn nước với bức xạ của các dạng vật chất khác? Kỹ sư Bằng khẳng định ông có phương pháp loại trừ, xây dựng quy trình tìm kiếm nhưng không tiện diễn giải việc này.
Thực tế sau hơn 2 năm khảo sát đo đạc nền đất của gần 2.000 gia đình và nhiều công trình xí nghiệp dọc Bắc - Trung - Nam, Tiến sỹ Bằng có một thống kê ấn tượng: Có tới hơn 90% mặt đất bắt gặp tia đất tiêu cực và khoảng 60% có vong và hài cốt. Tia đất tiêu cực nảy sinh từ mồ mả hài cốt hiện nay được coi là khá phổ biến ở Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở việc tìm ra "tia đất" Ông Bằng đã vận dụng khả năng hấp thụ trường địa điện từ rất tốt của than hoạt tính để khử "tia đất". Chỉ cần chôn than hoạt tính ở vị trí có "tia đất", sau 1-2 năm, nếu tia đất vẫn còn tác động thì đặt tiếp than hoạt tính mới, tổng toàn bộ chi phí cho việc khử "tia đất" trong một ngôi nhà chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng (trích lời ông Bằng tại cuộc phỏng vấn của nhà báo Đức Trung đăng trên báo điện tử dân trí), Công ty Nghiên cứu môi trường tia đất bảo vệ sức khỏe của ông Bằng đã khử "tia đất" cho rất nhiều hộ gia đình ở Hà Nội và các tỉnh khác.
Ngoài ra, ông Bằng còn lý giải hiện tượng xảy ra tai nạn hàng loạt tại đoạn đường Pháp Vân Cầu Giẽ cũng là do tác động của "tia đất", Tại đây, trong một năm chỉ trên một đoạn đường không dài (7km) mà có tới 18 vụ tai nạn giao thông, mặc dù đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ là đường cao tốc, không có gấp khúc, hay đường lồi lõm, tầm nhìn bị che khuất gây nguy hiểm cho lái xe. Khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn nhất là ở Km 188 đến 195. Đặc biệt là khi cơ quan công an khám nghiệm hiện trường không hề thấy có tình trạng sự cố do chính xe không đảm bảo kỹ thuật hay do lái xe không làm chủ tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu. Nguyên nhân người ta chỉ có thể ghi: Do lái xe ngủ gật. Trên thực tế có khá nhiều lái xe đi trên đoạn đường này đều kể lại: Họ bị rơi vào trạng thái buồn ngủ rất rõ và rất hay mất tập trung. Tôi quyết định thử mang máy đến đây đo, kết quả thật đáng ngạc nhiên: "Tia đất" ở đoạn này tác động rất mạnh, hơn những chỗ khác cùng trên đoạn đường - ông Bằng kể lại. Theo kỹ sư Bằng, qua đo đạc đã có cơ sở khẳng định nguyên nhân một số vụ tai nạn có sự tham gia của những chùm tia địa bức xạ của những dòng ngầm. Cơ chế tác động của tia này tới sức khỏe con người chính là từ trường xoáy dị thường. Khi người tham gia giao thông qua khu vực có từ trường đó, dễ bị mất cân bằng hệ thần kinh và hệ tuần hoàn giống như chúng ta từng chịu tác động của bão từ.
Kết quả nghiên cứu của ông Bằng về "tia đất" đã mang lại những lợi ích to lớn cho xã hội, có thể tìm mạch nước ngầm không cần đến mũi khoan, chi phí rẻ; dùng than hoạt tính để hấp thụ trường địa điện từ do bức xạ từ vỏ trái đất, làm thay quan đổi sự nhìn nhận lệch lạc, mê tín dị đoan về việc xem đất, chọn hướng làm nhà, chọn hướng cửa...
Tiểu sử cá nhân Kỹ sư Vũ Văn Bằng (thông tin trích từ bài viết Chuyện về tia đất - Người xử lý tia đất đăng trên trang web http://www.thanhoattinh.com/):
• Sinh năm 1940 tại Cao Bằng
• Quê quán: Nam Định
• 1962: Tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội
• 1963-1975: Công tác tại Viện thiết kế - Bộ công nghiệp nhẹ.
• 1976-1985: Công tác tại Viện cơ học - Viện Khoa học Việt Nam
• 1988-1989: Phiên dịch tại Iraq
• 1990-2001: Nghiên cứu và bảo vệ luận án PTS và sinh sống cùng gia đình tại Ba Lan
• 2002-nay: Cộng tác viên nghiên cứu khoa học Viện địa chất - Viên KHCN Việt Nam
Những danh hiệu và thành tích cá nhân:
• Chiến sỹ thi đua: 3 năm liền 1971, 1972, 1973 (do Bộ công nghiệp nhẹ cấp)
• Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng 3 (Viện Khoa học Việt Nam cấp)
• Lao động xuất sắc các năm 1974, 1975
Giải Vifotec 2005 với bài viết: "Đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào thực tế"
(Thông tin, hình ảnh của bài viết này được tác giả tổng hợp từ các bài viết về ông Vũ Văn Bằng trên các trang web http://antgct.cand.com.vn/; http://dantri.com.vn/; http://www.thanhoattinh.com)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây