Ngày 30/7/2024, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hải Dương thực hiện từ năm 2023 đến nay.
Chuyển đổi số ở Hải Dương được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau với các phương tiện truyền thông truyền thống như truyền hình, radio, và báo chí chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp cận một cách rộng rãi và nhanh chóng đến đại đa số người dân. Internet và mạng xã hội cũng đóng vai trò quan trọng, mang lại sự phổ biến và tiện lợi trong việc chia sẻ thông tin và ý kiến.
Chuyển đổi số tăng dần theo độ tuổi. Sự phổ biến của các thiết bị điện tử thông minh có thể liên quan chặt chẽ đến tính tiện ích và linh hoạt của chúng trong việc kết nối và tiếp cận thông tin, giải trí, và làm việc từ xa. Xu hướng sử dụng và phổ biến mạng xã hội và giải trí như Facebook và YouTube được sử dụng nhiều nhất. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích và tiện ích cho cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh doanh, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng nó cũng đi kèm với một số nguy cơ và rủi ro.
Có 3 yếu tố cản trở quá trình chuyển đổi số gồm: thiếu thông tin và kiến thức, cũng như kỹ năng sử dụng thiết bị điện tử thông minh. Những khó khăn và có sự ngần ngại liên quan đến sự thay đổi thói quen. Các thách thức về mặt thể chế và tài chính, cần hỗ trợ từ các tổ chức và chính phủ để đảm bảo tính công bằng và tiếp cận cho mọi người.
Các yếu tố như Nhân tố lãnh đạo, Nhân lực số, Thể chế, Dữ liệu số, Hạ tầng số và An toàn bảo mật thông tin đều đóng vai trò quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ số trong công việc và nhiệm vụ của cơ quan, doanh nghiệp, xây dựng văn hoá số hoặc là thúc đẩy chiến lược chuyển đổi số. Các mô hình hồi quy cho thấy rằng Nhân tố lãnh đạo và Nhân lực số đóng vai trò quan trọng nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các biến phụ thuộc. Việc quản lý và sử dụng dữ liệu số, sự cam kết từ lãnh đạo, thiết lập thể chế hỗ trợ, và đảm bảo an toàn bảo mật thông tin là các yếu tố quan trọng để xây dựng một quá trình CĐS mạnh mẽ trong tổ chức.
Đề tài đã đưa các giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số bao gồm: Giải pháp để phổ biến các thiết bị và ứng dụng số trong cộng đồng; Khuyến khích sử dụng theo các nhóm lứa tuổi; Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho các nhóm dân cư; Hỗ trợ các nghề nghiệp yêu cầu chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động; Nâng cao vai trò của lãnh đạo trong CĐS; Xây dựng thể chế nội bộ cho CĐS; Phát triển nguồn nhân lực.
Hải Ninh