Cà chua trên gốc cà tím tại xã Thượng Đạt, Thành phố Hải Dương. Ảnh Hải Ninh Hải Dương là một "vựa rau" của vùng Đồng bằng sông Hồng nói chung và của Việt Nam nói riêng, với diện tích cây rau năm 2011 đạt 28.924ha/năm, cung cấp lượng rau hàng hoá lớn cho các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và thị trường miền Trung, miền Nam, mang lại thu nhập cao cho nông dân trong tỉnh. Trong đó, cà chua là một trong các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Diện tích cà chua hàng năm của tỉnh đạt trên 1.000ha, trong đó vụ đông là chính vụ, chiếm khoảng 60% tổng diện tích cả năm. Nhưng cà chua vụ đông cho hiệu quả kinh tế không cao bằng trồng cà chua trái vụ trong vụ xuân và vụ hè thu.
Năm 2004, Viện Nghiên Cứu Rau quả nghiên cứu thành công ghép cà chua trên gốc cà tím và ứng dụng trồng sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện trái vụ tại miền Bắc. Cà chua ghép trên gốc cà tím kháng bệnh héo xanh rất tốt, tuổi của cây kéo dài, khả năng chịu úng tốt. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu rau quả, trồng cà chua ghép trên cà tím so kéo dài thời gian thu hoạch 1-2 tháng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ 10-30% so với trồng cà chua không ghép. Năm 2011, Thạc sỹ Vũ Thị Hà - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học năm 2011 "Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn cà chua ghép trên gốc cà tím trên địa bàn tỉnh Hải Dương" đề tài đã xây dựng thành công mô hình trồng cà chua ghép trái vụ trên gốc cà tím tại vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh trong 2 vụ năm 2011: Vụ xuân hè 2 ha tại xã An Bình, huyện Nam Sách, vụ hè thu 4 ha tại xã Thượng Đạt, TP Hải Dương:
Đối với vụ xuân hè: Do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài sang tháng 3/2011, cà chua vụ đông kéo dài thời gian sinh trưởng, cho năng suất cao, dẫn đến dư thừa so với yêu cầu thị trường nên cà chua giá bán rất thấp (500-2.000đồng/kg), nông dân bỏ không đầu tư chăm sóc cà ghép nên đề tài đã không thể đánh giá chính xác năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trong vụ này.
Đối với vụ hè thu: Trong điều kiện nắng nóng, mưa nhiều vụ hè thu, cà chua không ghép chết nhiều do bệnh héo xanh, nông dân phải phá bỏ, không cho thu hoạch. Ngược lại, cà ghép gốc cà tím sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ chết thấp, tỷ lệ đậu quả cao, thời gian thu hoạch kéo dài, cho năng suất cao gấp 3,3 lần năng suất chung toàn tỉnh vụ hè 2011, đạt 71,1 tấn/ha (năng suất chung toàn tỉnh chỉ đạt 21,272 tấn/ha).
Qua mô hình cà ghép gốc cà tím vụ hè thu cho thấy: Cà chua ghép trên gốc cà tím trồng trái vụ trong vụ hè thu cho hiệu qủa kinh tế cao vượt trội, giá trị sản xuất đạt trên 600 triệu đồng/ha (22,9 triệu đồng/sào), lãi thuần trên 450 triệu đồng/ha (trên 16 triệu đồng/sào). Trong khi, cà chua không ghép chết nhiều do bệnh héo xanh nông dân đã phá bỏ lỗ trên 1,6 triệu đồng/sào. Nếu so với trung bình toàn tỉnh vụ hè thì cà chua ghép gốc cà tím cho lãi 16.257.000đồng/sào gấp 8 lần so với bình quân chung chỉ đạt 2.267.000đồng/sào.
Từ kết quả của đề tài: "Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn cà chua ghép trên gốc cà tím trên địa bàn tỉnh Hải Dương", năm 2013 phòng kinh tế thành phố Hải Dương đã thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn thành phố Hải Dương" quy mô: 23ha, trong đó xã Thượng Đạt 18ha, Ái Quốc 5ha. Thời vụ: Vụ Hè thu, trồng vào tháng 7, thu hoạch đến hết tháng 12/2013. Nhân giống với số lượng 25.000 cây cà chua ghép (gốc ghép là cây cà tím EG203, ngọn ghép là giống cà chua Savior và Mongante 11). Gốc ghép là cây cà tím EG203, ngọn ghép là giống cà chua Savior và Mongante 11, Viện Nghiên cứu Rau, quả cung cấp, trồng với mật độ 25.000 cây/ha.
Dự án tạo ra được một lượng cà chua ghép an toàn trái vụ chất lượng cao sạch bệnh, mô hình canh tác tiên tiến, đồng thời công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của bà con nông dân. Từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường trong và ngoài nước từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác và chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nông dân Hải Dương được thừa hưởng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho người lao.
Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất cà chua sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cà chua, giảm trên 50% lượng rác thải về bao bì thuốc BVTV gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường; tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho vùng nông thôn tại Hải Dương. Đồng thời giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo hướng VIETGAP.
Việc trồng cà chua ghép trong điều kiện trái vụ là một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời lợi nhuận của việc trồng cà chua ghép cao hơn 50-60% so với cà chua thường giúp người nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống.
Bảo Ngọc
Đối với vụ xuân hè: Do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại kéo dài sang tháng 3/2011, cà chua vụ đông kéo dài thời gian sinh trưởng, cho năng suất cao, dẫn đến dư thừa so với yêu cầu thị trường nên cà chua giá bán rất thấp (500-2.000đồng/kg), nông dân bỏ không đầu tư chăm sóc cà ghép nên đề tài đã không thể đánh giá chính xác năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình trong vụ này.
Đối với vụ hè thu: Trong điều kiện nắng nóng, mưa nhiều vụ hè thu, cà chua không ghép chết nhiều do bệnh héo xanh, nông dân phải phá bỏ, không cho thu hoạch. Ngược lại, cà ghép gốc cà tím sinh trưởng tương đối tốt, tỷ lệ chết thấp, tỷ lệ đậu quả cao, thời gian thu hoạch kéo dài, cho năng suất cao gấp 3,3 lần năng suất chung toàn tỉnh vụ hè 2011, đạt 71,1 tấn/ha (năng suất chung toàn tỉnh chỉ đạt 21,272 tấn/ha).
Qua mô hình cà ghép gốc cà tím vụ hè thu cho thấy: Cà chua ghép trên gốc cà tím trồng trái vụ trong vụ hè thu cho hiệu qủa kinh tế cao vượt trội, giá trị sản xuất đạt trên 600 triệu đồng/ha (22,9 triệu đồng/sào), lãi thuần trên 450 triệu đồng/ha (trên 16 triệu đồng/sào). Trong khi, cà chua không ghép chết nhiều do bệnh héo xanh nông dân đã phá bỏ lỗ trên 1,6 triệu đồng/sào. Nếu so với trung bình toàn tỉnh vụ hè thì cà chua ghép gốc cà tím cho lãi 16.257.000đồng/sào gấp 8 lần so với bình quân chung chỉ đạt 2.267.000đồng/sào.
Từ kết quả của đề tài: "Xây dựng mô hình sản xuất trình diễn cà chua ghép trên gốc cà tím trên địa bàn tỉnh Hải Dương", năm 2013 phòng kinh tế thành phố Hải Dương đã thực hiện dự án "Nhân rộng mô hình trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trong điều kiện trái vụ trên địa bàn thành phố Hải Dương" quy mô: 23ha, trong đó xã Thượng Đạt 18ha, Ái Quốc 5ha. Thời vụ: Vụ Hè thu, trồng vào tháng 7, thu hoạch đến hết tháng 12/2013. Nhân giống với số lượng 25.000 cây cà chua ghép (gốc ghép là cây cà tím EG203, ngọn ghép là giống cà chua Savior và Mongante 11). Gốc ghép là cây cà tím EG203, ngọn ghép là giống cà chua Savior và Mongante 11, Viện Nghiên cứu Rau, quả cung cấp, trồng với mật độ 25.000 cây/ha.
Dự án tạo ra được một lượng cà chua ghép an toàn trái vụ chất lượng cao sạch bệnh, mô hình canh tác tiên tiến, đồng thời công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay của bà con nông dân. Từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường trong và ngoài nước từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác và chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nông dân Hải Dương được thừa hưởng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tăng thu nhập cho người lao.
Việc thực hiện các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong sản xuất cà chua sẽ làm giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường, giảm ảnh hưởng của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng cho cà chua, giảm trên 50% lượng rác thải về bao bì thuốc BVTV gây ô nhiễm, bảo vệ và phát triển tốt hơn các đối kí sinh, thiên địch của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ môi trường; tạo ra môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp cho vùng nông thôn tại Hải Dương. Đồng thời giúp người nông dân bảo vệ sức khoẻ thông qua việc giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến tới nền nông nghiệp tiên tiến theo hướng VIETGAP.
Việc trồng cà chua ghép trong điều kiện trái vụ là một hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá. Đồng thời lợi nhuận của việc trồng cà chua ghép cao hơn 50-60% so với cà chua thường giúp người nông dân nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống.
Bảo Ngọc