Nhằm giúp nông dân lựa chọn được giống cây trồng, có khả năng thích nghi rộng, năng suất cao, giá trị hàng hoá lớn để mang lại hiệu quả kinh tế cao, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đã triển khai thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vùng sản xuất nông sản tập trung đạt giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”.
Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ xây dựngvùng sản xuất tập trung đối với một số cây rau màutrên địa bàn huyện Cẩm Giàng nhằm nâng cao giá trị từ sản xuất nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới, làm điểm trình diễn để các xã học tập, áp dụng nhân ra diện rộng. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) đã xây dựng 2 vùng sản xuất Dưa hấu lai F1 super Hoàn Châuvới quy mô 30 ha tại 2 xã Đức Chính, Cẩm Vũ và xây dựng vùng sản xuất Bí xanh số 2 quy mô thực hiện 40 ha tại thôn Hộ Vệ và thôn Mậu Tân, xã Cẩm Hưng.
Sau một năm triển khai thực hiện dự án Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vùngsản xuất nông sản tập trung đạt giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã cho thấy: Giống dưa hấu lai F1 Super Hoàn Châu là giống mới có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ nhiễm một số loại sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ, cho năng suất cao hơn giống Nông Việt đối chứng, thịt quả giòn và ngọt đậm. Đa số nông dân tham gia mô hình sản xuất đều đánh giá cao về hiệu quả kinh tế cũng như khả năng nhiễm một số loại bệnh nguy hiểm nhẹ hơn giống đối chứng. Năng suất trung bình đạt 39,36-40,72 tấn/ha/vụ, trừ chi phí cho lãi bình quân đạt 4,2-4,4 triệu đồng/sào/vụ, đạt từ 115-120triệu đồng/ha/vụ, cao hơn giống Nông Việt đối chứng từ 0,9-1,5 triệu đồng/sào và cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với việc cấy lúa. Giống bí xanh số 2 của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm là giống bí xanh lần đầu tiên đưa vào sản xuất tại địa phương, các hộ nông được tập huấn các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đúng quy trình, bước đầu cho thấy đây là giống bí có thời gian sinh trường ngắn, ít sâu bệnh hại, năng suất trung bình đạt 31,5-36,8 tấn/ha/vụ, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 100 -110 ngày, rất phù hợp với cây trồng vụ đông để thay đổi và luân canh cơ cấu cây trồng trong huyện. trừ chi phí lãi bình quân đạt 2,7-3,7 triệu đồng/sào, đạt từ 75-100 triệu đồng/ha, thu nhập gấp 3-5 lần so với trồng ngô, lúa...
Việc thực hiện thành công dự án Ứngdụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng vùngsản xuất nông sản tập trung đạt giá trị kinh tế cao trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương đã góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp tỉnh Hải Dương bước sang một giai đoạn mới, theo chiều sâu, theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng thâm canh tăng vụ, tăng năng suất gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Hải Ninh